SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Tìm hiểu phong tục đón Tết Nguyên đán tại các nước châu Á

08:50, 01/02/2022
(SHTT) - Tết Âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên đán, là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á. Tuy nhiên mỗi nước lại có phong tục đón Tết khác nhau.

Trung Quốc

Từ ngày 8 - 12 âm lịch, những người con của đất nước tỷ dân nô nức về quê ăn Tết, mãi cho đến hết ngày 15/1 Âm lịch mới được xem là hết lễ. Đỏ là màu sắc chủ đạo trong kỳ nghỉ lễ dài nhất năm của người Trung Quốc. 

Tết đến, họ trang trí nhà cửa bằng những biểu tượng may mắn màu đỏ như câu đối, đèn lồng và pháo. Cũng tương tự Việt Nam, các gia đình Trung Quốc thường quây quần bên nhau để làm mâm cơm cúng tổ tiên. Ngày đầu năm mới, trẻ em và người chưa lập gia đình trong nhà sẽ được lì xì.

tet

 

Hong Kong

Tết ở Hong Kong có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nhưng cách đón Tết của người Hong Kong pha trộn giữa truyền thống Phương Đông với nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây.

Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Hong Kong còn tập trung ở cảng Tsim Sha Tsui, xem các vũ đoàn nghệ thuật biểu diễn, các nhân vật Disney diễu hành trong tiếng nhạc rộn rã. Trong ngày mùng 2 Tết, mọi người lại rủ nhau đến cảng Victoria, thưởng thức màn biểu diễn pháo hoa kéo dài 20 phút - được xem là một trong những màn bắn pháo hoa đẹp nhất thế giới.

Hàn Quốc

Người Hàn Quốc gọi ngày Tết Âm lịch là Seollal. Đây không chỉ là sự kiện đánh dấu thời khắc bước sang năm mới mà còn là kỳ nghỉ lễ dài ở Hàn Quốc (chỉ sau Tết Trung thu).

Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1.1 âm lịch. Và dù sống trong một xã hội hiện đại, nhưng với truyền thống trọng gia đình, người dân Hàn Quốc vẫn giữ truyền thống về quê ăn Tết với người thân.

Khi năm cũ qua đi và năm mới tới, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống.

Nghi lễ đầu tiên của ngày Tết, gọi là Charye, diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình. Các thành viên trong gia đình bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên.

Phong tục này được thực hiện vào sáng sớm ngày đầu tiên của năm mới. Những món ăn được đặt lên bàn cúng gia tiên ngày Tết có thể khác nhau tùy theo từng vùng miền hoặc từng gia đình. Tuy nhiên, về cơ bản, các món như hạt dẻ, lê, bánh, cá khô, đậu phụ, canh bánh gạo, các món chiên là những món không thể thiếu trên bàn cúng gia tiên của người Hàn Quốc.

Sau lễ cúng gia tiên là nghi lễ Sebae. Những người trẻ trong gia đình tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi và sau đó được nhận tiền mừng tuổi từ cha mẹ, ông bà.

Trong dịp lễ này, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian. Vào ngày Tết, trước cửa nhà của người Hàn Quốc còn có một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok-jo-ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm.

Indonesia

Dù Tết âm lịch không phải là một lễ hội tôn giáo ở Indonesia song vào dịp Tết âm lịch, những người Indonesia gốc Hoa vẫn có các hoạt động đón mừng Tết tại chùa, nhà thờ và đền.

Nếu đến Indonesia vào dịp Tết âm lịch, bạn đừng ngạc nhiên nếu có ai đó chào mừng bạn bằng câu: “Selamat Hari Raya”. Câu chúc mừng này có nghĩa là chúc một lễ hội vui vẻ và nó được dùng trong tất cả những dịp lễ hội lớn.

Philippines - ‘rợp trời’ múa lân sư rồng

Mặc dù người Philippines gốc Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 5% dân số, nhưng tết Âm lịch vẫn được coi là quốc lễ ở đây. Hầu hết người Philippines hưởng ứng kỳ lễ hội quan trọng này bằng cách nấu và thưởng thức các món ăn của Trung Quốc, đi xem tướng số, phong thủy và tặng lì xì cho nhau.

Quận Binondo, Manila, được xem là một trong những khu phố người Hoa truyền thống lâu đời nhất trên thế giới. Vào dịp năm mới, tại đây thường xuyên vang đội tiếng trống, rợp trời hình ảnh múa lân sư rồng từ nhà này sang nhà khác để nhận lì xì treo trên cổng và cửa ra vào. Ngoài ra, họ còn tổ chức bắn pháo hoa để xua đuổi những điều xui xẻo và tà ma.

Món ngon phổ biến nhất ở Philippines trong dịp Tết là bánh Tikoy, được làm từ gạo nếp, đường, mỡ heo, sau đó nhúng qua trứng trước khi chiên. Món bánh này tượng trưng cho sự đoàn kết trong gia đình, làm quà tặng cho người thân, bạn bè, kể cả những người không phải là người Trung Quốc.

Người Philippines quan niệm Táo quân rất thích món bánh Tikoy và sẽ báo cáo những điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng về gia chủ. Các món ăn phổ biến khác mang tính biểu tượng bao gồm mì ứng với sự trường thọ, món cá cầu mong may mắn, và bánh bao cầu chúc tài lộc.

Người Philippines cũng rất chú trọng dọn dẹp nhà cửa trước năm mới và trang trí bằng các loại cây tượng trưng cho cuộc sống và sự đổi mới.

Ngoài ra, họ cũng kiêng quét dọn vì quan niệm rằng dùng chổi trong ngày đầu năm mới chẳng khác nào 'quét sạch' của cải. Mọi người thường trả hết nợ nần trong năm cũ để có một khởi đầu mới và nồi cơm trong bếp luôn nấu đầy, vì nồi cơm trống là điềm xấu cho năm sắp tới.

Singapore

Bạn sẽ thấy hình ảnh quen thuộc với những hoạt động đón Tết Nguyên Đán 2022 của Singapore. Rất nhiều màu đỏ được trang trí khắp mọi nhà và trên mọi nẻo đường. Họ trồng cây quất trước cửa nhà vì quả trông giống như vàng và tượng trưng cho tài lộc.

Ngoài ra các loại hoa quả có màu vàng khác cũng được người Singapore rất ưa chuộng vì biểu trưng cho tài lộc và rước vàng về nhà.

Người Singapore sẽ về nhà, sum họp bên gia đình và trẻ em được tặng phong bao lì xì đỏ giống như những văn hóa của các nước Châu Á khác. Sau bữa cơm đoàn viên, người Singapore sẽ đi ngôi chùa và dâng lời cầu nguyện lên các vị thần.

Vào ngày đầu năm, người Singapore sẽ đến thăm nhau và sẽ tặng nhau những cặp cam Mandarin được đựng trong các thùng giấy. Theo quan niệm của người Trung Quốc thì chỉ nên tặng một cặp, hoặc ít hơn, tặng hai cặp được coi là điều cấm kị.

Hàng năm, trung tâm thành phố Singapore tổ chức lễ hội Chingay Parade, lễ hội có rất nhiều hoạt động, nhảy múa và bắn pháo hoa.

Vào cuối Tết Nguyên Đán, một buổi lễ cuối cùng được tổ chức tại River Hongbao. Triển lãm ngoài trời này có các màn trình diễn, pháo hoa và những chiếc đèn lồng lớn, đẹp mắt.

Triều Tiên

Tết năm mới ở Triều Tiên được gọi là Seol. Trong dịp Tết, người dân Triều Tiên thường đến nhà họ hàng, thầy cô, bạn bè hoặc đến đặt hoa ở tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và chụp ảnh ở đó. 

Nếu như người Hàn Quốc thích ăn canh bánh gạo trong ngày đầu năm mới thì người dân Triều Tiên lại thích ăn bánh songpyeon, một loại bánh gạo nặn theo hình trăng lưỡi liềm thể hiện quan niệm sống “Trăng khuyết rồi trăng lại tròn” như cuộc đời vẫn đổi thay, xoay vần của họ.

Trong những ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên cũng có những nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên của mình. Sau nghi lễ chúc phúc năm mới, trẻ con ùa ra đường chơi cùng nhau, bé trai cùng nhau thả diều và chơi quay; các bé gái thì chơi bập bênh hoặc rủ nhau nhảy dây. Còn ở trong nhà, người lớn sẽ chơi bài hoặc các trò chơi cổ truyền của người Triều Tiên. 

Hà Châu

Tin khác

Giải trí 14 giờ trước
(SHTT) - Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, công viên nước Hồ Tây được biết đến như một “thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng để đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Giải trí 15 giờ trước
(SHTT) - Quảng Ninh đang chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày và cao điểm du lịch hè 2024. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị chu đáo, xây dựng nhiều sản phẩm đa dạng, cùng các chương trình kích cầu nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Sở Du lịch Thành phố Hà Nội mới đây đã có công văn đề nghị các cơ quan, ban ngành trên địa bàn phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô dịp lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Giải trí 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, tại Khu du lịch Thiên Cầm, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề: Hà Tĩnh - thanh âm ngày nắng mới. Chương trình với nhiều tiết mục văn hóa văn nghệ đặc sắc đã thu hút đông đảo người dân và du khách trên địa bàn cả nước tham gia.
Giải trí 3 ngày trước
(SHTT) - Có thể nói, Carnaval Hạ Long là một trong những sản phẩm du lịch đặc sắc nhất, lễ hội đường phố ấn tượng nhất mỗi dịp hè về đã được Quảng Ninh duy trì, phát triển suốt nhiều năm qua, để lại những dấu ấn, kỷ niệm sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi được hoà mình vào không khí lễ hội.
Liên kết hữu ích