SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Thiếu chuẩn vẫn được tuyển sinh

08:40, 17/02/2014
Cùng với hơn 200 ngành đại học (ĐH) ngưng tuyển sinh năm 2014, Bộ GD-ĐT cũng công bố 296 ngành cao đẳng (CĐ) ở 74 cơ sở giáo dục ĐH không đủ điều kiện đào tạo. Tuy nhiên, dù chuẩn tối thiểu không đạt nhưng những ngành này vẫn được tuyển sinh trong năm 2014.

Hàng loạt cơ sở vi phạm

Ở hệ đào tạo CĐ ở các trường ĐH, việc mở ngành không chỉ tiêu chuẩn thấp hơn mà còn dễ thở hơn với 2 điều kiện. Thứ nhất, với những ngành chưa có ở hệ ĐH theo quy định tại khoản 1, điều 3 của Thông tư 08, để mở ngành đào tạo trình độ CĐ, cơ sở đào tạo phải bảo đảm điều kiện “có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 4 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký”. Thứ 2, những ngành đã được cấp phép ở hệ đào tạo ĐH thì tại khoản 2 của điều 3 có quy định “trường ĐH, học viện được mở ngành đào tạo trình độ CĐ khi ngành đó đã được mở ngành ở trình độ ĐH theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT”.

Với điều kiện tối thiểu thấp hơn, thoáng hơn, những tưởng các ngành đào tạo hệ CĐ ở các trường ĐH sẽ dư sức vượt chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Sau khi ra soát và với bản “tự khai” của các trường, Bộ GD-ĐT cũng như dư luận hết sức ngỡ ngàng khi gần 300 ngành đào tạo CĐ ở 74 trường ĐH không đáp ứng điều kiện cơ bản nhất để tuyển sinh, đào tạo. Dẫn đầu trong số những cơ sở ĐH có ngành CĐ không đạt chuẩn theo Thông tư 08 là những trường ĐH địa phương. Điển hình như Trường ĐH Phạm Văn Đồng có đến 17 ngành, Trường ĐH Phú Yên 15 ngành, Trường ĐH An Giang 11 ngành (duy nhất 2 ngành có 2 thạc sĩ), Trường ĐH Văn hóa Thể thao & Du lịch Thanh Hóa 11 ngành, Trường ĐH Tiền Giang 8 ngành, Trường ĐH Trà Vinh 6 ngành… Đáng nói hơn, nhiều trường có uy tín cũng có tên trong danh sách này như: Trường ĐH Sài Gòn 11 ngành, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM 4 ngành. Nhiều trường ngoài công lập như Trường ĐH Công nghệ TPHCM, Trường ĐH Hoa Sen 3 ngành, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai cũng có nhiều ngành không đủ điều kiện. Trong số những ngành không đủ chuẩn, rất nhiều ngành giảng viên trình độ đại học cũng không có nhưng đã tuyển sinh gần cả chục khóa với hàng trăm sinh viên/ngành.

Vẫn “ưu ái” cho tuyển sinh

Với kết quả rà soát trên, dư luận không khỏi lo lắng về chất lượng đào tạo. Và thực tế chất lượng đào tạo ra sao thì bản thân người học hiểu rõ nhất. Nhưng điều khó hiểu tại sao trong thời gian dài những ngành học không đủ chuẩn (không giảng viên thạc sĩ, không giảng viên đại học) trên, hàng năm vẫn được cấp chỉ tiêu và tuyển sinh vô tư.   

Thực tế cho thấy, ở quy định mở ngành hệ CĐ đối với các trường ĐH có lỗ hổng rất lớn thể hiện ngay ở điều kiện được mở ngành. Nếu như muốn mở ngành CĐ mới thì phải đủ điều kiện tại điểm a, khoản 1, điều 3 của Thông tư 08. Tuy nhiên, tại khoản 2 điều 3 dường như “thả cửa” và không có bất cứ điều kiện quy định nào khi cho phép: “Trường đại học, học viện được mở ngành đào tạo trình độ CĐ khi ngành đó đã được mở ngành ở trình độ ĐH theo quyết định của Bộ GD-ĐT”.

Điều này có nghĩa một cơ sở đào tạo đã có quyết định mở ngành ĐH nào thì mặc nhiên được mở thêm ngành CĐ và thêm chỉ tiêu mà không cần phải đủ kiều kiện gì cả. Chính điều này tạo kẽ hở lớn để các trường ĐH vô tư ôm đồm, nhất là các trường ngoài công lập, trường tự chủ tài chính, để tăng chỉ tiêu với mục đích tăng nguồn thu hơn là quan tâm đến yếu tố cơ bản nhất là đảm bảo chất lượng đào tạo.

Đại diện một trường ĐH tại TPHCM có nhiều ngành ĐH bị dừng tuyển sinh trong năm 2014 băn khoăn: “Ngưng tuyển sinh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến uy tín của trường nhưng chúng tôi chấp nhận để tập trung chuẩn bị đội ngũ. Song dường như ở đây có sự thiếu công bằng của Bộ GD-ĐT”. Theo phân tích của vị đại diện này, không biết bộ căn cứ trên cơ sở nào để “ưu ái” cho 74 cơ sở đào tạo có 296 ngành không đủ chuẩn tiếp tục được tuyển sinh trong năm 2014?

Việc cấp quyết định mở ngành, duyệt chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm đều do Bộ GD-ĐT quyết định. Song, cấp quản lý dường như thả nổi công tác hậu kiểm trong nhiều năm liền nên mới để viễn cảnh người học đến lớp trong điều kiện thiếu thầy, thiếu chất lượng.

Trao đổi về lý do tại sao gần 300 ngành CĐ trong trường ĐH không đạt chuẩn nhưng vẫn được phép tuyển sinh trong năm 2014, PGS-TS Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết: “Trong năm 2013 chủ trương của Bộ GD-ĐT là rà soát lại các ngành đào tạo trong trường ĐH. Tuy nhiên, thực tế trường ĐH có đào tạo ngành CĐ nên Bộ GD-ĐT chỉ dừng lại ở mức cảnh báo. Sang năm 2014, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát lại tất cả các ngành đào tạo ở các trường CĐ và các ngành CĐ ở trường ĐH. Nếu ngành nào không đủ chuẩn theo quy định của Thông tư 08, Bộ GD-ĐT sẽ ra quyết định dừng tuyển sinh”.

Như vậy, trong thời gian chờ Bộ GD-ĐT “rạch ròi” sự việc trên, gần 300 ngành học thiếu chuẩn vẫn được tiếp tục tuyển sinh.

Tin khác

Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 sẽ chính thức thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Dự kiến năm nay có trên 1 triệu thí sinh sẽ đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tin tức 18 giờ trước
Văn phòng tư vấn về sở hữu trí tuệ miễn phí sẽ được đặt tại 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với kỳ vọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho nhiều doanh nghiệp, trường đại học, sinh viên,…
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Hội Hóa học Việt Nam, cả 10 học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 58, năm 2024 đều đạt giải với 1 huy chương Vàng, 5 huy chương Bạc và 4 huy chương Đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn.
Tin tức 1 ngày trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.
Tin tức 2 ngày trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.