SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 07/09/2024
  • Click để copy

Sợi vải tự nhiên từ bẹ chuối, lá dứa khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu

11:22, 02/08/2023
Đón đầu xu hướng trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn ở lĩnh vực dệt may tại Việt Nam, TS. Hồng Phượng đã nghiên cứu chất nhuộm vải màu tự nhiên và xơ sợi vải từ bẹ chuối và lá dứa. Nhưng sản phẩm đến nay vẫn khó cạnh tranh với các mặt hàng khác do giá thành cao.

Xu hướng chuyển đổi xanh trong sản xuất và tiêu dùng trong ngành dệt may đang được các quốc gia trên thế giới và người tiêu dùng đặc biệt chú trọng. Do đó, chuyển đổi nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế xanh là xu hướng các nước đã và đang hướng tới và là con đường mà các nước đang theo đuổi.

Đặc biệt, người tiêu dùng đang có xu hướng ủng hộ các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Đa số người tiêu dùng có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, môi trường cũng như hướng đến các lợi ích xã hội. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may quan tâm hơn về vấn đề sử dụng nguyên liệu xanh. Nhiều doanh nghiệp đã đón đầu xu hướng, nhanh chóng ứng dụng nguyên liệu xanh vào thực tế sản xuất.

Theo đó, trong ngành dệt may, việc chuyển đổi sang hướng sử dụng nguyên liệu xanh của nhiều doanh nghiệp đã và đang góp phần vào việc bảo vệ môi trường, đảm bảo sản phẩm thời trang an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.

TS. Phạm Thị Hồng Phượng - Giảng viên chính, Đại học Công nghiệp TP.HCM - cho biết năm 2016, sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ nghiên cứu quy trình trích ly các hợp chất màu tự nhiên từ vỏ quả măng cụt và quả nưa ứng dụng thành chất nhuộm màu tự nhiên trên vải tơ tằm, TS. Phượng nhận thấy bản thân có thể tách chiết được chất màu tự nhiên đưa vào cuộc sống.

z4566254348137_8cf93fcf79

TS. Phạm Thị Hồng Phượng - Giảng viên chính, Đại học Công nghiệp TP.HCM.

Theo TS. Phượng, nguồn nguyên liệu ở vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa rất dồi giàu, đặc biệt với sự kết hợp của khoa học công nghệ tất cả những cây cỏ, hoa lá tưởng chừng như phế thải đều có thể trở thành màu sắc tự nhiên. Do đó, TS. Phượng bắt tay vào nghiên cứu và chuyển hóa sản phẩm của mình thành sản phẩm ứng dụng trong thực tế.

“Như chiếc lá bàng rơi, với mọi người là vô nghĩa, nhưng với tôi nó vô cùng quý giá, bởi tôi nhặt lá bàng đó về và tách chiết nó ra và nó trở thành một chất màu tự nhiên. Hay hạt bơ, hạt điều màu, nghệ, cây dâu tằm,... những nguồn nhiên liệu trong tự nhiên, kết hợp với khoa học công nghệ tôi đều có thể tách chiết cho ra các màu nhuộm tự nhiên ứng dụng trong cuộc sống”, TS. Phượng chia sẻ.

Đặc biệt, trong năm 2022, TS. Phượng đã nghiên cứu, sản xuất thành công sản phẩm vải làm từ bẹ chuối và lá dứa. Loại vải từ xơ tự nhiên thân thiện môi trường, không cần tái chế như các loại sợi tổng hợp từ nhựa, nguồn nguyên liệu trong nước lại dồi dào, dễ tái sinh,...

Theo TS. Phượng, ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc sản xuất vải từ nguyên liệu thân thiện môi trường rất tốt nhưng Việt Nam mới chỉ chủ yếu sản xuất thủ công do chưa được đầu tư nhiều về công nghệ.

Trong khi đó, trữ lượng chuối ở nước ta cực kỳ lớn, với hơn 200 nghìn hecta chuối. Nếu với lượng chuối trên, TS. Phượng cho biết có thể nghiên cứu cho ra được 200 tấn sợi/năm.

“Trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy từ bẹ chuối có thể tước ra được từ 30-35 xơ Xenlulozơ (phần có thể biến tính và chuyển thành vải), 65 - 70% còn lại là phần bả bỏ đi. Tuy nhiên, phần bả tưởng chừng bỏ đi này lại được nghiên cứu ra phân vi sinh hữu cơ, tôi lấy phân vi sinh hữu cơ này cung cấp ngược lại cho người dân nơi tôi lấy bẹ chuối. Đặc biệt, trong quá trình chiết, nhựa chuối từ bẹ chuối tiết ra cũng được tôi chuyển hóa thành chất dùng để tẩy rửa trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Song song đó, tôi còn nghiên cứu sản phẩm từ lá dứa”, TS. Phượng cho biết.

Có thể thấy, từ nguồn nguyên liệu tưởng chừng như bỏ đi, TS. Phượng đã đưa chúng thành nguồn nguyên liệu có giá trị cao. Được biết, đề án sản xuất vải từ sợi bẹ lá chuối, lá dứa… đã được TS. Phượng triển khai ở 2 vùng nguyên liệu Đồng Nai và Long An, không chỉ cho ra sản phẩm giá trị cao, thân thiện với môi trường mà còn tạo được sinh kế cho bà con tại đây. Đây cũng chính là giá trị mà chúng ta cần hướng tới trong quá trình nghiên cứu và phát triển hiện nay.

z4566322829189_6eee85277b98a27ac2e8671580ca8a1e

 Sản phẩm xơ sợi từ lá dứa.

Tuy nhiên, đến nay các sản phẩm xơ sợi làm từ bẹ chuối, lá dứa vẫn chưa được ra mắt thị trường do còn vướng về giá cả.

Theo đó, giá thành của sản phẩm sợi từ bẹ chuối, lá dứa được bán với giá 200 nghìn đồng/kg, trong khi đó loại sợi Acrylic được xem là có giá thành đắt nhất, hiện nay nhập khẩu chỉ có giá khoảng 80 nghìn đồng/kg. Với giá thành cao gấp 2 lần như hiện tại rất khó để các doanh nghiệp cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Theo TS. Phượng, chúng ta đã có công nghệ, sản xuất ra được nguồn nguyên liệu vải phục vụ cho ngành may mặc, thì khi tung sản phẩm này ra thị trường, giữa sản phẩm 200 nghìn đồng và sản phẩm 80 nghìn đồng có sự khác biệt rất lớn. Nếu được mọi người đón nhận, thì chỉ dừng lại ở vui, ủng hộ, điều này sẽ khiến xơ sợi tự nhiên này phát triển không bền vững.

“Hiện đã có doanh nghiệp đồng ý nhận xơ bẹ chuối, xơ lá dứa dệt thành vải nhưng giá thành loại xơ sợi này cao hơn loại sợi nhập khẩu giá cao nhất hiện nay. Giá thành cao chính là khó khăn lớn nhất của chúng tôi hiện tại. Vì vậy, chúng tôi cần sự liên kết nhiều doanh nghiệp với nhau vì trong chuỗi dệt may, công đoạn sau là khách hàng của công đoạn trước tạo thành 1 chuỗi tuần hoàn. Tôi sẽ đưa đề án về Hiệp hội, đào tạo miễn phí, doanh nghiệp được thụ hưởng, ứng dụng để giảm chi phí sản xuất. doanh nghiệp cần mạnh dạn chuyển đổi chứ đừng chờ đợi nữa, rồi 5 năm sau doanh nghiệp lại làm lại từ đầu”, TS. Phượng nói.

Thanh Thảo

Tin khác

Kinh tế 9 giờ trước
(SHTT) - Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ dừa lớn nhất thế giới. Thị trường tỷ dân này mỗi năm cần khoảng 4 tỷ quả dừa tươi và dừa cho chế biến.
Kinh tế 9 giờ trước
(SHTT) - Tại các thị trường khó tính như Trung Quốc, Mỹ , Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu, trái cây Việt Nam đã vượt qua nhiều khâu kiểm định chất lượng gắt gao.
Kinh tế 9 giờ trước
(SHTT) - Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9 cho thấy tính chung 8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,8%; nhập khẩu tăng 17,7%.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB, đánh giá cao tiềm năng kinh tế và giao thương của khu vực ASEAN, trong đó Việt Nam là một điểm đến quan trọng trong khu vực với triển vọng tích cực trong thời gian tới.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 16/8/2024 của UBND huyện Mai Châu về việc kiện toàn Đoàn kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản năm 2024.