SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 18/01/2025
  • Click để copy

Miền núi Thanh Hóa gặp khó trong việc phát triển sản phẩm OCOP

08:00, 11/05/2024
(SHTT) - Miền núi Thanh Hóa có nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP với 111 sản phẩm được công nhận. Để các sản phẩm thực sự phát huy tiềm năng, thế mạnh và trở thành động lực để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân là bài toán khó.

Khảo sát thực tế ở các huyện miền núi của tỉnh cho thấy, khó khăn trong quá trình xây dựng sản phẩm OCOP chính là năng lực sản xuất, khả năng chuẩn hóa chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, hoạt động xúc tiến thương mại tuy được nhiều địa phương triển khai nhưng còn manh mún, thiếu đồng bộ nên việc tiếp cận thị trường mới, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cũng gặp khó khăn. Tính đến tháng 5/2024, 11 huyện miền núi của tỉnh đã phát triển được 111 sản phẩm. Trong đó, chỉ 1 sản phẩm 4 sao và 110 sản phẩm OCOP 3 sao. Các sản phẩm chủ yếu tập trung trong nhóm thực phẩm, dược liệu và đồ uống như thịt gác bếp, măng khô, chè, rượu...

Mặc dù được sáng tạo, lưu truyền lâu đời song những sản phẩm này đều được sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, việc ứng dụng sản xuất theo những tiêu chuẩn kỹ thuật còn hạn chế. Một số sản phẩm đặc thù khác như vịt Cổ Lũng, gạo nếp, thịt trâu gác bếp, khâu nhục... có giá trị kinh tế cao nhưng rất khó mở rộng vùng nguyên liệu, quy mô sản xuất. Các sản phẩm hiện đang duy trì ở quy mô cấp hộ gia đình, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, tiêu thụ. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến, bảo quản chưa đáp ứng được yêu cầu khiến các sản phẩm trên chủ yếu mang tính thời vụ, chưa thể đáp ứng được các đơn hàng lớn, liên tục...

kn3-1648

 

Để sản phẩm OCOP của khu vực miền núi phát triển bền vững và vươn xa hơn nữa là câu chuyện không hề dễ. Bởi, bên cạnh một số sản phẩm sau khi được “gắn sao” có sự ổn định về sản xuất, tiêu thụ thì cũng có nhiều sản phẩm loay hoay cầm cự trên thị trường, khó cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại. Trên địa bàn có nhiều sản phẩm OCOP tương đồng có tiềm năng phát triển mạnh, song các chủ thể chưa biết cách để quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ cho sản phẩm của mình. Do đó, cần có người liên kết thu mua, hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm, như: vịt Cổ Lũng, măng khô, gạo nếp, mật ong và nhiều loại nông sản khác. Thông qua việc tham gia hội chợ thương mại, kênh sản phẩm quà tặng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp địa phương, cần quảng bá giới thiệu để khách hàng hiểu, tin tưởng vào sản phẩm. Từ đó, sử dụng và giới thiệu rộng rãi hơn với người tiêu dùng.

images5735091_Screenshot_1

 

Lang Chánh là huyện miền núi có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Huyện cũng đã tích cực xây dựng cơ chế khuyến khích hỗ trợ 50 triệu đồng/sản phẩm 3 sao, 80 triệu đồng/sản phẩm 4 sao... để các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP. Nhưng hơn 5 năm thực hiện, huyện Lang Chánh mới có 6 sản phẩm OCOP, trong đó 100% là sản phẩm OCOP 3 sao, nhiều sản phẩm tiềm năng, như: nông sản, cá tầm, sản phẩm du lịch... chưa thể gắn sao OCOP. Nguyên nhân được đưa ra là do các sản phẩm đặc trưng của huyện chủ yếu vẫn mang tính tự phát, theo phương thức thủ công; chất lượng, quy cách mẫu mã sản phẩm hạn chế, thiếu sức cạnh tranh. Hầu hết các chủ thể sản xuất chưa có sự chủ động, linh hoạt phù hợp với sản xuất quy mô lớn, quảng bá sản phẩm để đẩy mạnh khâu tiêu thụ.

Quan Hóa đã có 3 sản phẩm OCOP cấp tỉnh gồm bánh nhãn Hồi Xuân; Măng Khô Mường Ca Da ở thị trấn Hồi Xuân và Chè tán ma ở xã vùng biên Hiền Kiệt. Sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, các sản phẩm của huyện Quan Hóa đã được nhiều người biết đến, các chủ thể đã kỹ kết được cá hợp đồng tiêu thụ trong và tỉnh, góp phần tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên để các sản phẩm vươn xa, mở rộng thị trường tiêu thụ đang còn hạn chế...

5b60419a84d66d8834c7-2211

Thanh Hóa đẩy mạnh xúc tiến thương mại quảng bá các sản phẩm OCOP địa phương. 

Để giải quyết khó khăn vướng mắc để phát triển sản phẩm OCOP khu vực miền núi, theo văn phòng điều phối Chương trình XDNTM tỉnh: Muốn sản phẩm OCOP phát triển bền vững thì cần giải được bài toán xây dựng nhãn hiệu, mở rộng thị trường cho sản phẩm và thương hiệu cho chủ thể. Do đó, các huyện miền núi cần tổ chức đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP chặt chẽ, khách quan, đúng quy định; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về đánh giá, phân hạng sản phẩm và duy trì điều kiện, chất lượng sản phẩm sau công nhận. Khuyến khích các chủ thể OCOP tham gia hoạt động liên kết, xúc tiến thương mại, thực hiện kết nối trên nền tảng công nghệ số để quảng bá, mở rộng thị trường cho sản phẩm. Đối với các chủ thể, cần thay đổi tư duy sản xuất mùa vụ, chạy theo số lượng, chú trọng hình thành chuỗi sản xuất chặt chẽ, mở rộng thị trường theo hướng đa dạng các kênh phân phối... Xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn, bảo đảm cung ứng theo yêu cầu của thị trường.

Xuân Khang

Tin khác

Kinh tế 10 giờ trước
(SHTT) - Thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 12 vừa qua, doanh nghiệp Việt đã chi khoảng 304,3 triệu USD để nhập khẩu các loại rau quả của Mỹ phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Kinh tế 1 ngày trước
Khởi đầu khó khăn với khoản lỗ lũy kế hơn 240 triệu năm 2023, H2Y JSC của Founder Hoàng Hải Yến đã có bước tiến mạnh mẽ khi doanh thu năm 2024 tăng vọt lên gần 30 tỷ đồng. Đây là cú lội ngược dòng ấn tượng của một doanh nghiệp non trẻ trong ngành mỹ phẩm.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Trung tâm Phát triển Bất động sản Việt Nam - Hiệp hội Bất động sản Việt Nam xuất bản lần 2 “Niên giám Bất động sản Công nghiệp Việt Nam – Quy hoạch phát triển đến năm 2030”.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt tiến hành điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay (16/1).
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Theo Tiến sĩ Mark Wheaton – Trưởng khoa Kinh doanh, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV), Việt Nam hiện đang trở thành điểm sáng khởi nghiệp. Tuy nhiên, để thành công tại mảnh đất hình chữ “S”, các nhà khởi nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức.
. ..