SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 03/05/2024
  • Click để copy

Quyết liệt xử lý vấn nạn phân bón giả: Cần nâng cao nhận thức của người nông dân

07:07, 25/09/2023
(SHTT) - Thời gian qua, phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang 'lộng hành' trên thị trường. Tuy nhiên người nông dân rất khó phân biệt được “thật, giả”. Vì vậy cần có giải pháp xử lý hiệu quả, triệt tiêu tận gốc.

 Thực trạng phân bón giả hiện nay

Phân bón giả hoặc phân bón kém chất lượng luôn đươc xem là vấn nạn trong sản xuất nông nghiệp, khiến nhà nông rất bức xúc. Thực tế nhiều năm nay, trong "rừng" nông dược cũ có, mới có thì nông dân rất khó phân biệt được đâu là phân bón thật, đâu là phân bón giả, có người chỉ biết dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính, có người lại phó thác vào uy tín của đại lý làm ăn lâu năm với mình (nhất là đối với các hộ nông dân mua nợ vật tư phân bón trước, đến mùa lúa trả sau).

Hằng năm, ước tính cả nước sử dụng hơn 11 triệu tấn phân bón. Do lợi nhuận mang lại quá lớn, nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu các loại phân bón hữu cơ vo viên, SA về rồi đóng bao ghi nhãn mác nhập nhèm giống như phân vô cơ như DAP, NPK, URE... bán với giá ngang bằng hoặc thấp hơn phân DAP và NPK chính hiệu, làm tăng chi phí cho người nông dân, trong khi tác dụng của các loại phân bón nhập nhèm không như mong đợi.

Theo đánh giá của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, chỉ tính riêng ngành nông nghiệp, mỗi năm thiệt hại 2,5 tỷ USD vì nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Đứng trước lợi nhuận lớn, các cơ sở sản xuất phân bón kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tràn lan, cùng với hàng trăm đại lý phân phối phân bón tiếp tay cho phân bón giả đã ảnh hưởng trực tiếp quyền và lợi ích của người nông dân.

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh phân bón Hiếu Hải - Nam Linh (địa chỉ tại Thôn 4, xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm) do ông Nguyễn Xuân Nam làm chủ.

Cụ thể, hộ kinh doanh này đã buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và Bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Với các hành vi vi phạm nêu trên, ông Nam bị xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền 64,7 triệu đồng.

Ngoài ra, UBND tỉnh Lâm Đồng buộc thu hồi và thay đổi mục đích sử dụng đối với lô phân bón hỗn hợp NPK nhãn hiệu NPK 18-18-18+ TE VIET NAUY sản xuất ngày 5/6/2023, hạn sử dụng ngày 5/6/2025, do Công ty TNHH Việt Na Uy (địa chỉ tại Tổ 2, Khu phố Khánh Long, phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) sản xuất và phân phối.

Số lượng hàng hóa đã tiêu thụ buộc thu hồi là 2.400 kg (96 bao, loại 25 kg/bao).

phan bon gia

 

Cách nhận biết phân bón thật giả dành cho người nông dân

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), có nhiều cách để nhận biết, phân biệt giữa phân bón giả với phân bón thật, tùy theo loại phân bón.

Đối với phân Kali clorua (KCl) thông thường chứa 60% K2O, đây là loại phân chứa Kali phổ biến nhất, cũng là loại phân phải nhập khẩu 100%.

Trên thị trường hiện có các loại phân NKS, KNS, NPK… được một số nhà sản xuất cố tình làm rất giống phân Kali clorua về mặt hình thức, nhất là màu đỏ đặc trưng của Kali, nhưng thực chất chỉ có từ 10-30 % là Oxit Kali, còn lại là phân SA, muối ăn, phẩm màu, bột sét đỏ. Do đó, khi mua hàng mà trên bao bì không ghi hàm lượng K2O chiếm 60% thì đều là hàng giả, hàng nhái.

Đối với phân Kali sunfat (K2SO4) chứa 50% K2O, quan sát bằng mắt thường có màu trắng, ở dạng hạt nhỏ hoặc bột, cũng là loại phân phải nhập khẩu, số lượng dùng không phổ biến, dễ bị làm giả khi trộn lẫn với bột đá vôi hoặc bột vôi sống, bột đất sét trắng.

Cách phân biệt: cho 7-10 gam phân vào cốc nước trong. Nếu là phân Kali sunfat thật, phân sẽ tan hết trong nước, dung dịch có màu trong suốt. Nếu là phân giả, có thể không tan hết, để lại cặn lắng (bột đá) hoặc dung dịch vẩn đục do huyền phù của vôi hoặc sét trắng.

Đối với phân Urê, trên thị trường hiện nay có hai loại phân Urê chính là loại hạt trong và hạt đục, cả hai loại đều có công thức hóa học và hàm lượng nitơ như nhau, tối thiểu là 46%. Phân Urê hạt trong: là loại phổ biến nhất, phân rất dễ tan, có màu trắng trong, dạng hạt tròn. Đây là loại phân rất khó làm giả, tuy nhiên đã xuất hiện loại kém chất lượng bằng cách trộn phân SA vào phân Urê theo một tỷ lệ nhất định do phân SA rẻ hơn phân Urê.

Đặc điểm để nhận biết là phân Urê thật chỉ có dạng hạt tròn, còn nếu có lẫn phân SA thì các hạt phân SA có dạng tinh thể, nhiều góc cạnh. Hiện nay nước ta có 2 nhà máy sản xuất Urê hạt trong là Đạm Hà Bắc và Đạm Phú Mỹ, còn lại là Urê nhập khẩu.

Do đó, phân Urê của các cơ sở sản xuất khác ở trong nước đều là hàng giả, kém chất lượng. Vì vậy, bà con nông dân nên chọn mua 2 loại Urê Hà Bắc và Phú Mỹ, hoặc Urê trên bao bì có ghi rõ ràng nguồn gốc nhập khẩu.

Phân Urê hạt đục là loại phân rất tốt, do Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau sản xuất. Loại phân này có dạng hạt to, đường kính hạt 2- 4mm, cứng, màu trắng đục như sữa. Đây là loại phân rất khó làm giả hoặc việc làm giả không đem lại lợi ích đáng kể. Bà con nông dân có thể an tâm khi mua và sử dụng loại phân này.

Đối với các loại phân hỗn hợp NPK nói chung rất khó phân biệt được thật – giả và xác định được mức chất lượng bằng cảm quan thông thường mà phải dựa trên kết quả phân tích của các trung tâm phân tích. Kinh nghiệm chung để mua được đúng chủng loại và chất lượng các loại phân NPK là chọn mua sản phẩm của các công ty lớn, có uy tín trên thị trường, mua tại các đại lý bán hàng chính thức của các công ty đó.

Theo kinh nghiệm của Công ty cổ phần phân bón Ba Lá Xanh, có nhiều cách đơn giản giúp cho chính người nông dân có thể tự tay kiểm tra để phân biệt phân bón NPK giả, phân bón kém chất lượng.

Cụ thể, bà con mua một ít lượng phân bón NPK về cho vào chai nước lọc lắc nhẹ khoảng 3-5 phút nếu phân bón NPK tan hoàn toàn là phân bón thật, không tan trên 50% là phân bón giả, không tan trên 30% là phân bón kém chất lượng.

Thời gian gần đây, trên thị trường còn xuất hiện loại phân bón là hàng thật nhưng chất lượng thấp, như: phân bón công nghệ cao, phân bón NPK168… khiến người nông dân hiểu nhầm.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn, những loại phân bón này có hàm lượng dinh dưỡng thấp, chỉ bằng 1/10 loại phân bón khác, trong khi giá bán vẫn xấp xỉ, hoặc thấp hơn từ 200 đến 2.000 đồng/kg so với giá bán phân bón có thương hiệu. Ngoài ra, trên thị trường còn xuất hiện nhiều loại phân bón với tên gọi khác như phân bón trung lượng, vi lượng… khiến các cơ quan quản lý cũng không thể xử lý được.

Cần có giải pháp xử lý hiệu quả, triệt tiêu tận gốc hành vi vi phạm

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã thỏa thuận hợp tác với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Theo nội dung quy chế, hai bên sẽ cùng nhau trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ cho việc đấu tranh chống nạn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, không bảo đảm chất lượng trên thị trường; phối hợp, hỗ trợ các đơn vị nghiệp vụ hai bên trong công tác kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

Ngoài ra, để đẩy lùi vấn nạn này cần có chính sách điều tiết giá phân bón, hỗ trợ người nông dân. Người dân cũng nên tìm mua các sản phẩm vật tư nông nghiệp có hóa đơn, chứng từ rõ ràng, không sử dụng hàng hóa trôi nổi để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Bên cạnh đó, người dân nên đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ thay thế một phần phân bón vô cơ; ứng dụng công nghệ hiện đại để giảm lượng phân bón sử dụng mỗi vụ. Điều này sẽ giúp giảm chi phí phân bón trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời tiến tới sản xuất xanh và sạch hơn.

Hà Anh (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Bằng biện pháp nghiệp vụ, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp tiến hành kiểm tra Hộ kinh doanh BM SAĐÉC, địa chỉ: Khóm 4, Phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp do Nguyễn Thị Ngọc Ánh làm chủ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục QLTT tỉnh Hà Giang đã hoàn thiện hồ sơ xử phạt đối với cơ sở kinh doanh hơn 2.500 sản phẩm dầu gội giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Sau khi bị Sở Y tế TP.HCM tạm dừng hoạt động trong 4 tháng, bác sĩ tại Phòng khám Hà Đô cũng vừa bị xử phạt và tước chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh 18 tháng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện Quyết định của Cục QLTT tỉnh Gia Lai về việc ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề hoạt động kinh doanh dược năm 2024, Đội QLTT số 3 đã ra quân kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh dược tại 2 huyện Chư Prông và Đức Cơ từ ngày 15/4/2024 đến hết ngày 14/8/2024.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa qua đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 173,61 triệu đồng và tịch thu gần 5 tấn đường, buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.