SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Quảng Ninh: Phê duyệt chương trình tổng thể phát triển bền vững vùng đặc biệt

11:11, 17/07/2021
(SHTT) - Sau 2 ngày làm việc (từ ngày 15/7 đến ngày 16/7/2021), HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã hoàn thành các nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Hai theo quy định.
z2619958320782_618a93b824582bf02acf251321271d20

 Quang cảnh Kỳ họp thứ Hai, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 (Ảnh: Tư liệu).

Tại kỳ họp, sau khi thảo luận các nội dung Nghị quyết, các đại biểu HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua 16 Nghị quyết, trong đó có nhiều Nghị quyết liên quan đến cơ chế chính sách, có ý nghĩa quyết quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh không chỉ trong 6 tháng cuối năm 2021 mà còn cho cả giai đoạn 2021 - 2025.

Đáng chú ý là Nghị quyết Phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. (gọi tắt là vùng đặc biệt - PV)

z2619956936727_14f045d274abc035f9fcb05740bc7d5d

Ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV phát biểu tại kỳ họp (Ảnh: Tư liệu).

Nghị quyết hướng tới mục tiêu chung: phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; giảm nghèo bền vững, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch vùng, miền; cải thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể. Phát triển toàn diện y tế, giáo dục và đào tạo gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập; gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp, tinh thần tự lực, ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng và nguồn lực nội sinh của đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù, khác biệt của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo để phát triển các lĩnh vực kinh tế, nhất là du lịch cộng đồng, thương mại biên giới, thu hút đầu tư; tổ chức lại sản xuất phù hợp, hiệu quả. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, củng cố và nâng cao niềm tin của đồng bào với Đảng, chính quyền; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

Để thực hiện các chương trình theo Nghị quyết, tỉnh Quảng Ninh sẽ dành 4.000 tỷ đồng (khoảng 3% tổng chi ngân sách địa phương chưa bao gồm nguồn cải cách tiền lương, dự phòng ngân sách, nguồn trả nợ, lương và các khoản có tính chất như lương). Ngoài ra, tỉnh chủ trương huy động các nguồn lực hợp pháp khác.

Thực hiện nghị quyết, HĐND tỉnh giao UBND tỉnh Quảng Ninh Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình 5 năm (2021 - 2025) và Kế hoạch hàng năm; tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, đảm bảo các mục tiêu đề ra; Chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương rà soát các cơ chế, chính sách hiện có, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030:

- Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

(1) Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tăng tối thiểu 02 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3%/năm. Đến hết năm 2022 không còn thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới.

(2) 100% cơ sở giáo dục đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên. Duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở các cấp học.

(3) Lao động trong độ tuổi được qua đào tạo nghề đạt 87,5%, trong đó tỷ lệ có bằng cấp chứng chỉ đạt trên 52%; 100% học sinh dân tộc thiểu số được định hướng nghề nghiệp, phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở được phân luồng vào học nghề, vừa học văn hóa vừa học nghề.

(4) 100% số xã duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số có bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 11%.

(5) Duy trì 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện an toàn và nâng cao chất lượng điện. Trên 99% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; trên 90% số rác thải sinh hoạt của người dân được thu gom, xử lý theo đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

(6) Hoàn thành xây dựng trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã ở những nơi còn lại; 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình, nghe đài phát thanh Quốc gia và tỉnh Quảng Ninh; trên 95% người dân được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

(7) 100% xã, thôn, bản thường xuyên được xây dựng, trang bị và củng cố kiến thức, kỹ năng đối với lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, công an viên. Mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng tối thiểu 01 mô hình thế trận về an ninh nhân dân tại cơ sở để đánh giá rút kinh nghiệm, nhân rộng trên địa bàn.

(8) Đến hết năm 2022, có 100% số xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2025, có trên 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 100% đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Định hướng mục tiêu đến năm 2030:

Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tối thiểu bằng 1/2 thu nhập bình quân chung của tỉnh; duy trì giảm tỷ lệ hộ nghèo trung bình 1,5%/năm.

Các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh có hệ thống kết cấu kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể, kết nối thuận lợi với các vùng phát triển của tỉnh.

100% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. 

Phạm Tài

Tin khác

Tin tức 14 phút trước
(SHTT) - Năm 2024, nhiều trường đại học tiếp tục cho phép thí sinh thực hiện quy đổi điểm IELTS trong tuyển sinh đầu vào. Tuy nhiên, mỗi trường đều có những quy định riêng, thí sinh cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi khi thực hiện xét tuyển.
Tin tức 15 giờ trước
Trong những năm gần đây lượng khác du lịch đổ về Thanh Hóa rất lớn, riêng 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay Thanh Hóa đã đón được khoảng 1,5 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt hàng ngàn tỉ đồng.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Tỉnh Quảng Ninh đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.
Tin tức 2 ngày trước
(SHTT) - Làm việc xuyên đêm khiến nhiều sinh viên luôn trong tình trạng thiếu ngủ trầm trọng, ảnh hưởng đến kết quả học tập, sức khỏe sa sút,... Dẫu biết những hệ lụy nguy hiểm ẩn sau nguồn thu nhập của mình, nhiều bạn trẻ vẫn chấp nhận vì những lý do khác nhau.
Tin tức 2 ngày trước
Nhiều gian hàng với hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng, tiêu biểu huyện Thiệu Hoá năm 2024.