SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Phân bón giả tràn lan

12:01, 14/11/2012
Phân bón bị làm giả nhiều nhất rơi vào nhóm phân urê, kali và NPK

Cho dù cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát tình trạng sản xuất, kinh doanh  nhưng trên thị trường vẫn tràn ngập phân kém chất lượng.

Lừa nông dân

Ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cho biết một số thương nhân đã lấy nước lã đóng thùng 5 lít cho vào một ít urê rồi bán cho nông dân và quảng cáo là urê nước (giá bán 50.000 đồng/bình). Một số cơ sở ở Bình Thuận, Bình Dương, TPHCM làm phân bón kém chất lượng và nhái nhãn hiệu của Tập đoàn Quốc tế Năm Sao. Kể cả phân bón nhập khẩu cũng bị làm giả và nhái bao bì phân kali của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hà Anh, Công ty CP Vật tư Nông sản, Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Cần Thơ, Công ty Xuất nhập khẩu Vinacam. Đặc biệt, các vụ làm giả phân kali của Công  ty TSC Cần Thơ, khi kiểm tra phân tích chỉ có muối và phẩm màu.
Một vụ sản xuất phân kali giả quy mô lớn bị phát hiện tại quận 12 vẫn chưa xử lý được. Ông Thúy cảnh báo tình trạng sản xuất, đóng gói phân bón giả hiện nay rất tinh vi, có khi  tổ chức làm hàng giả trên xe tải 20 tấn. Phân bón bị làm giả nhiều nhất rơi vào nhóm phân urê, kali và NPK. 

Theo ông Lê Quốc Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nạn hàng giả xuất hiện rất nhiều. Mặt hàng kali rất dễ làm giả, chỉ cần mua gạch non về nghiền trộn với muối và màu là có hàng bán ra thị trường. TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bón và Môi trường phía Nam, cảnh báo nạn nhuộm màu cho phân bón giống với màu sắc của các công ty nổi tiếng để lừa nông dân ngày càng phổ biến.

Quản lý lỏng lẻo

Cũng theo ông Phong, do khó khăn kinh tế, nhiều doanh nghiệp phân bón làm ăn nghiêm chỉnh bị lỗ nặng nên nhiều doanh nghiệp nhỏ nhảy vào làm ăn chụp giựt, sản xuất, kinh doanh hàng giá rẻ, chất lượng thấp. Nguồn hàng này đưa vào vùng sâu, vùng xa để tiêu thụ với giá rẻ. Để bán được hàng, họ thay đổi nhãn hiệu khác và tiếp tục tung hàng dỏm ra thị trường.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa cho biết tình hình sản xuất phân bón giả, kém chất lượng ngày càng nhiều. Việc quản lý trong lĩnh vực phân bón hiện nay còn quá lỏng lẻo. Bộ Công Thương chưa thật sự vào cuộc để giải quyết, xử lý vấn nạn này. Nhiều chuyên gia cho rằng  Bộ Kế hoạch - Đầu tư cấp giấy phép tràn lan nhưng lại không tổ chức giám sát kiểm tra hoạt động sản xuất phân bón. Họ cho rằng nên giao việc cấp phép cho Bộ Công Thương.

Từ đầu năm đến nay, Cục QLTT đã xử lý trên 300 vụ liên quan đến chất lượng kém, giả nhãn hiệu. Để hạn chế vấn nạn này, Nhà nước cần  siết chặt kiểm tra, giám sát cũng như có quy định mới về điều kiện sản xuất với đầu tư.  

Tin khác

Kinh tế 31 phút trước
(SHTT) - Ford cho biết quý đầu năm 2024, họ bán được 10.000 xe điện, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế 18 giờ trước
(SHTT) - UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội.
Kinh tế 18 giờ trước
(SHTT) - Trong khuôn khổ diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2024 (VOBF 2024) diễn ra tại Hà Nội sáng 25/4, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2024, với nhiều thông tin và con số đáng chú ý.
Kinh tế 18 giờ trước
(SHTT) - Hôm nay (ngày 25/4), giá xăng trong nước đã được Bộ Công Thương - Bộ Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, làm giảm giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Năm 2024, VECOM tiếp tục hoàn thiện tính chỉ số thương mại điện tử (TMĐT). Bên cạnh việc tính toán dựa vào kết quả khảo sát hàng nghìn DN VECOM còn sử dụng nhiều kênh thông tin định lượng tin cậy khác. Tên miền quốc gia “.VN” tiếp tục là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá hạ tầng cho TMĐT.