SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Mùa chọn trường: Học nghề trung cấp hay học đại học?

18:48, 19/08/2021
Dù dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, tháng 8 và tháng 9 vẫn là mùa chọn trường với bao nhiêu câu hỏi đặt ra cho các em học sinh và phụ huynh. Trong số những câu hỏi có định tính, có định lượng thì câu hỏi: “Học nghề trung cấp hay học đại học?” đang là câu hỏi nóng nhất hiện nay.

“Thừa thầy thiếu thợ?”

Chỉ cần gõ cụm từ khóa “200,000 cử nhân thất nghiệp” trên Google là chúng ta bắt gặp vô số đường dẫn vào các trang báo lớn nói về tình trạng hàng năm có hàng trăm ngàn cử nhân đại học không thể tìm được việc làm, mà nhất là việc làm đúng chuyên môn đã học. Con số đáng báo động này trong hai năm liên tục 2018 và 2019 đã được mổ xẻ trên nghị trường Quốc hội nhưng dường như không ai tìm ra được giải pháp nào để sử dụng số cử nhân đã “ra lò” và số cử nhân tính con số triệu tiếp tục gia nhập thị trường lao động hết sức năng động của Việt Nam. Đáng lo hơn là trong điều tra của hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì hàng trăm ngàn lao động ấy thất nghiệp không phải trong năm mới ra trường mà tình hình kéo dài triền miên nhiều năm liền. Tại sao lại như vậy?

1

 Ảnh: Internet

Trả lời cho câu hỏi trên rất đơn giản: có quá nhiều trường đại học và phần lớn các trường được tự chủ tuyển sinh, cộng thêm những chính sách về giáo dục mới đã mở toang cánh cửa đại học cho đông đảo học sinh, có thể nói chỉ cần tốt nghiệp THPT là dễ dàng trở thành sinh viên đại học. Hay nói ngôn ngữ bình dân hơn là “Học sinh nào cũng có cơ hội trở thành sinh viên” vì tỉ lệ tốt nghiệp THPT là thường gần 100%! Điều này gặp ngay văn hóa trọng học mà ngày nay nó biến tướng thành việc trọng bằng cấp hay căn bệnh thành tích “Chạy đua bằng cấp”. Thế là, nhà nhà cho con đi học đại học, người người đi học đại học dẫn tới tấm vé vào đại học đơn giản chỉ bằng tấm bằng tú tài và tiền học phí!

Chất lượng đầu vào đại học vì thế luôn là một câu hỏi lớn. Không phải học sinh nào cũng có đủ năng lực học đại học, không phải trường đại học nào cũng thật sự đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu. Hệ quả nhãn tiền là hàng trăm ngàn cử nhân đại học này có thật sự là lực lượng lao động chất lượng cao chưa hay bị rơi vào tình trạng “Thầy không phải thầy, thợ không phải thợ”. Thêm vào đó, phần đông học sinh đi học đại học không được định hướng tốt về cơ hội nghề nghiệp cho tương lai. Đến giờ này, dư thừa cử nhân đại học và đi kèm với đó là sự lãng phí cực kỳ to lớn.

Vậy nhu cầu lao động ở Việt Nam như thế nào?

Việt Nam là đất nước đang phát triển, các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế. Điều đó đòi hỏi lao động phải có tay nghề, có trình độ chuyên môn là rất lớn. Nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng lên không ngừng. Từ năm 2017 – 2019, mỗi năm có gần 40 tỉ đô la đổ vào đầu tư. Năm 2020 và năm 2021 có bị sụt giảm do dịch Covid-19. Điều đó có nghĩa, Việt Nam cần rất nhiều “thợ” – học nghề trung cấp có tay nghề, không cần quá nhiều “thầy” – cử nhân đại học. Nền kinh tế luôn khát lao động có tay nghề, bao nhiêu “thợ” giỏi ra trường đều có việc làm ngay với thu nhập hấp dẫn. Nhìn vào mức thu nhập chênh lệch không lớn của lao động trung cấp và lao động cử nhân đại học, chúng ta sẽ thấy có một nghịch lý rất lớn trong việc đua nhau học đại học để ra trường rất khó tìm việc làm, cung vượt cầu mà chi phí đào tạo cử nhân là rất lớn.

2

 Thu nhập theo trình độ (Tổng cục Thống kê năm 2019)

Các nhà điều tra đã ước tính chi phí cho việc đào tạo một cử nhân đại học trong 4 năm vào khoảng 300 triệu đồng. Vậy là sự lãng phí của xã hội lên đến con số hàng trăm ngàn tỉ đồng trong vấn đề này. Trong khi học bậc trung cấp nghề chỉ tốn thời gian 1,5 – 2,0 năm với chi phí vào khoảng 100 triệu đồng (học phí khoảng 20 triệu). Khi ra trường, người học nghề được săn đón với mức thu nhập cao. Số liệu thống kê của riêng thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm tới cần hơn 300,000 lao động có tay nghề (chỉ cần có bằng trung cấp hay cao đẳng nghề) nhưng tình hình xem ra nguồn cung không thể đáp ứng đủ.

Hiện nay, học nghề hay học đại học?

Từ nhiều năm qua, nhà nước ta đã nhìn ra lổ hổng nguy hại này nhưng dường như các bộ ngành có liên quan vẫn chưa phối hợp để giải quyết thấu đáo. Từ năm 2014, chính phủ đã ban hành luật Giáo dục Nghề nghiệp rồi ban hành Nghị định 86/TTCP mà trọng tâm là hướng đến giáo dục dạy nghề với những chính sách hỗ trợ rất tốt. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tổ chức phân luồng học sinh từ cấp THCS với mong muốn 30% học sinh sẽ không vào cấp 3 công lập để đi học nghề nhưng phụ huynh vẫn chưa nhìn ra được thực tế, phần lớn con em không vào được cấp ba công lập thì vào các trường cấp 3 tư thục. Dẫn đến tình trạng các trường nghề vẫn khát học viên, kéo theo nền kinh tế khát lao động có tay nghề.

Năm 2021, dịch Covid-19 tác động quá lớn đến nền kinh tế quốc gia và đời sống người dân. Phải chăng đây là thời điểm để phụ huynh và học sinh nhận ra việc lựa chọn con đường học tập cho con em mình là phải nhìn vào thực tế. Thầy Nguyễn Quốc Thệ - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y Dược Vạn Hạnh (Thành phố Hồ Chí Minh) đã bộc bạch: “Việc chọn học gì lúc này như chọn vợ vậy. Anh thanh niên nào mà không muốn chọn vợ đẹp, vợ sang nhưng phải nhìn vào thực tế mà trước hết là khả năng của bản thân, của gia đình và nhìn ra cả xã hội. Nếu chọn sai là dang dỡ cả đời, hỏng cả tương lai”.

3

 Thầy Nguyễn Quốc Thệ (bên trái) - HT Trường TC Y Dược Vạn Hạnh và TS. Thái Huy Phong – CT VietHealth Group trong buổi ký kết đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp

Còn theo Tiến sĩ Thái Huy Phong – Chủ tịch VietHealth Group: “Chúng tôi thật ra cũng cần lao động có trình độ đại học nhưng số lượng ít. Tập đoàn tôi đang sử dụng lao động bậc học nghề ra là nhiều, chỉ cần giỏi kỹ năng và có thái độ tốt. Mức độ đãi ngộ theo tôi do năng lực chứ không chỉ coi trọng bằng cấp. Dịch như thế này, tôi thấy các em đi học nghề vừa nhanh, vừa rẻ lại được việc làm đúng chuyên môn ngay. Chúng tôi vẫn đang cần rất nhiều người có tay nghề”.

Vậy là đã đến lúc, quan niệm xã hội về bằng cấp cần được nhìn nhận lại. Ở các nước phát triển, vấn đề này được chú trọng và được thực thi rất bài bản. Người ta không trọng bằng cấp mà trọng khả năng và thái độ làm việc. Họ cũng tổ chức phân luồng học sinh thành công đã mang đến sự cân bằng cho nền kinh tế ở góc độ lao động. Ở tầm vĩ mô hiện nay, Chính phủ cần quy hoạch lại các trường đại học và củng cố phát triển các trường nghề, cần phân luồng học sinh từ trung học cơ sở và trung học phổ thông. Và không kém phần quan trọng, phải có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động từ các chương trình đào tạo nghề. Bên cạnh đó, các trường dạy nghề và doanh nghiệp cần có mối liên hệ mật thiết với nhau để đảm bảo đầu vào và đầu ra cho quá trình đào tạo.

“Tình hình hiện nay đặt ra một yêu cầu là các em cần học nhanh với chi phí thấp, cần đi làm sớm nhưng vẫn đảm bảo tương lai. Nhà nước cho phép khi đi làm, các em học liên thông lên cao đẳng, đại học nếu muốn. Còn về phía nhà trường, chúng tôi cam kết giải quyết 100% việc làm cho các em bởi doanh nghiệp không ngừng đặt hàng cho chúng tôi. Đại dịch Covid-19 thì hình ảnh những chiến sĩ áo trắng quá đẹp phải không? Ngành y tế chắc chắn sẽ phát triển bùng nổ nên năm nay, trường chúng tôi tự tin là sẽ có đông học sinh học nghề y dược. Chúng tôi rất tự hào đóng góp nguồn nhân lực chất lượng có tay nghề cao cho thành phố và vùng lân cận”, Thầy Nguyễn Quốc Thệ - HT Trường TC Y Dược Vạn Hạnh nhấn mạnh.

Nguyễn Hoàng Sa

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc đã có thông báo về việc các nhà sản xuất Hyundai, Kia và hai nhà sản xuất ô tô khác sẽ triệu hồi hơn 200.000 xe ô tô do phát hiện linh kiện bị lỗi được sử dụng lắp đặt.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).