SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Mẹ chồng mắng con dâu té tát không biết dạy con, để cháu đánh bà u đầu: Cháu trai lý nhí kể lý do mà cả nhà điếng người

01:50, 09/02/2022
Trẻ nhỏ không chỉ cần được giáo dục kiến thức mà còn cần trang bị kỹ năng sống cơ bản để biết cách bảo vệ bản thân.

Trẻ nhỏ không chỉ cần được giáo dục kiến thức mà còn cần trang bị kỹ năng sống cơ bản để biết cách bảo vệ bản thân.

Tiểu Hoa (Trung Quốc) là người mẹ hiền dịu, người vợ đảm đang trong gia đình. Nhưng mấy ngày trước, cô vừa bị mẹ chồng mắng thậm tệ là "không biết dạy con", "con hư tại mẹ". Bà nổi trận lôi đình kể lại chuyện bị cháu nội đánh vào đầu khiến xây xẩm mặt mày. Mỗi lần bà xoa đầu cháu đều bị cháu đánh trả nhưng bà xuề xoà bỏ qua. Đỉnh điểm là ngày hôm qua, đứa cháu nội khiến bà bị tím cả vùng trán.

Người mẹ hỏi con vì sao lại đánh bà nội như vậy.

Nghe mẹ chồng nói, Tiểu Hoa ngỡ ngàng lắm! Con trai cô đang học lớp 1, rất chăm ngoan, hiền lành, không thể hành hung bà được. Ngay lập tức, Tiểu Hoa gọi con lại để hỏi rõ nguyên nhân. Thấy mẹ nóng giận, cậu bé sợ hãi, mặt cúi gằm xuống, không nói lời nào. Tiểu Hoa phải gặng hỏi mãi thì con trai mới lí nhí trả lời: "Ông nội dạy con như vậy. Ông nói rằng ai đánh con thì con phải mãnh mẽ đánh lại".

Nghe vậy, cả Tiểu Hoa và mẹ chồng té ngửa người, "dở khóc dở cười" khi rơi vào tình cảnh oái oăm. Thật ra, ông nội muốn hướng dẫn cháu cách bảo vệ bản thân khi bị người lạ tấn công nhưng do không giải thích kỹ khiến cháu hiểu sai vấn đề.

Vì vậy, khi giáo dục con cái, ông bà, cha mẹ cần giải thích cẩn thận, đặt ra nhiều tình huống khác nhau cho trẻ giải quyết. Tránh hướng dẫn chung chung khiến trẻ không hiểu "đến nơi đến chốn". Dưới đây là 7 cách giáo dục trẻ kỹ năng tự vệ, các bậc cha mẹ có thể tham khảo.

1. Cùng con chơi trò nhập vai

Một cách dạy trẻ hiệu quả là đưa ra các giả định về tình huống. Hãy tạo ra những tình huống cụ thể để con giải quyết vấn đề, như: Nếu một người lạ hỏi con có muốn đi nhờ không, con sẽ trả lời thế nào? Người lạ đưa cho con đồ ăn, con có nhận không?...

Hãy giúp trẻ nhận biết các tình huống xấu để phát tín hiệu cho mọi người xung quanh, báo cha mẹ ngay khi có thể.

Cha mẹ cần đặt ra nhiều tình huống để cùng con tìm cách xử lý khi gặp người xấu.

2. Dạy con nhớ thông tin liên lạc trong tình huống khẩn

Cha mẹ phải dạy con học thuộc số điện thoại của mình, số điện thoại của trung tâm khẩn cấp và của những người thân. Đây là điều vô cùng quan trọng. Ngoài ra, hãy dạy con nhớ địa chỉ nhà, địa chỉ trường học,…

Khi những đứa trẻ nắm vững thông tin này sẽ nhanh nhạy xử lý tình huống xảy ra. Trẻ sẽ giữ được bình tĩnh, không còn quá sợ hãi, lo lắng.

3. Dạy con nơi an toàn và người an toàn

Cần dạy con biết "vùng an toàn" để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Khi không có cha mẹ ở bên, điều quan trọng là chỉ cho trẻ biết đâu là nơi an toàn, đâu là những người có thể giúp đỡ con. Để cải thiện khả năng tự vệ, hãy hướng dẫn con đường tới đồn cảnh sát, trung tâm thương mại đông người hay những nơi công cộng nhiều người qua lại. Hãy dạy con tuyệt đối không được đứng một mình nơi vắng vẻ.

Bên cạnh đó, những người con có thể nhờ hỗ trợ là: Công an, cảnh sát, giáo viên, bộ đội,… Đó là những người trẻ có thể tin tưởng khi không có cha mẹ ở bên.

4. Giáo dục giới tính cho con

Một trong những điều quan trọng không kém chính là dạy con không được để bất cứ ai động vào cơ thể. Con cần biết đâu là những bộ phận nhạy cảm, tuyệt đối không được xâm phạm, hãy nói với con về những vùng thuộc về "cá nhân".

5. Dạy con hành động theo bản năng

Trẻ em nhạy cảm hơn người lớn. Vì vậy, cha mẹ hãy dạy trẻ chú ý đến trực giác của bản thân. Hãy cho con hiểu, con sẽ không bao giờ bị chỉ trích nếu nhờ hỗ trợ khi không cảm thấy an toàn, sợ hãi đối với người lạ.

Nếu con cảm thấy khó chịu hay lo lắng, cần phải báo ngay với người thân hoặc những người xung quanh càng sớm càng tốt.

6. Nói to, hét to khi cảm thấy nguy hiểm

Khi gặp nguy hiểm, con cần nói to để gây sự chú ý của mọi người xung quanh.

Cha mẹ cần dạy con cách nói to, hét to khi con bị người lạ tiếp cận với mục đích xấu. Một số cụm từ trẻ cần sử dụng lúc này là: "Hãy tránh xa tôi ra", "Tôi không biết cô/chú/anh/chị là ai",… Đi kèm với đó là hành động chống cự quyết liệt để bảo vệ mình.

Nếu trẻ có hành động như vậy, những người xung quanh chắc chắn sẽ để ý và biết rằng trẻ có thể đang gặp nguy hiểm. Từ đó, họ sẽ cứu nguy kịp thời.

7. Dạy con "mật khẩu" liên lạc

Dạy con "mật khẩu" liên lạc là cách thông minh mà cha mẹ cần hướng dẫn con. Hãy xây dựng những điều mật mà chỉ con và người thân mới biết được. Cách này giúp xác minh xem đó có phải là người an toàn không. Nếu người đó không nói đúng thông tin đã từng trao đổi trước đó giữa cha mẹ và con thì không được phép đi với họ.

Hãy bắt đầu dạy trẻ những điều nhỏ bé ngay từ hôm nay. Bởi bất cứ khi nào những đứa trẻ cũng có thể gặp người xấu, rơi vào tình cảnh nguy hiểm. Nếu đã giáo dục con kỹ năng tự vệ, cha mẹ sẽ cảm thấy yên tâm hơn vì con có thể phần nào xử lý được các tình huống ấy.

Tin khác

Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Cách làm món trứng hấp đậu phụ, thịt băm ngon quắt tai:
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Miếng dưa giòn đậm đà vị mắm, ngọt ngọt vị đường cùng với vị cay của ớt khiến chúng ta ăn mãi vẫn không chán.
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Để có một đĩa miến xào ngon miệng và bắt mắt thì việc tưởng chừng đơn giản lại ít ai biết cách thực hiện được. Với những hướng dẫn cụ thể sau đây, món miến xào của bạn chắc chắn sẽ ngon và lại không bị dính, trông càng thêm hấp dẫn đấy! Tham khảo ngay nhé!
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Nước chấm được ví như linh hồn mang đến vị ngon trọn vẹn cho mỗi món ăn. Dưới đây là 12 công thức pha nước chấm tuyệt ngon dành riêng cho mỗi món ăn mà bà nội trợ nào cũng nên biết.
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Có ai nghiện mít giống em không, chồng con chả ai ham nên lần nào cũng mua mấy cân về ăn một mình. Mít đang vào mùa vừa giòn ngọt lại rẻ, thế mà chẳng dám ăn nhiều vì sợ nóng các mẹ ạ. Số em toàn mê của độc, nhiều khi thèm cũng chẳng dám mua cũng vì sợ hại sức khỏe, rồi lại nổi mụn, xấu xí, già nua.