SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

"Ma trận" tem mác trên sản phẩm Sunhouse

12:43, 27/06/2019
(SHTT) - Theo tìm hiểu nhiều sản phẩm của Sunhouse được dán đồng thời các tem có xuất xứ Trung Quốc, thương hiệu Hàn Quốc, "Sunhouse thương hiệu gia dụng, nhà bếp hàng đầu Việt Nam"... khiến người tiêu dùng "hoa mắt" không rõ Sunhouse là thương hiệu của nước nào?

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xôn xao về việc nồi cơm điện nắp liền SHD-8602, tem của siêu thị ghi thương hiệu Sunhouse, xuất xứ Trung Quốc, trong khi trên nồi lại dán tem chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.

Trước bối cảnh sản phẩm của Asanzo đang bị cơ quan chức năng điều tra, làm rõ về nghi vấn bán hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt Nam, thông tin về nồi cơm điện Sunhouse không khỏi khiến người tiêu dùng lo lắng về câu hỏi, có hay không đây cũng là hàng Trung Quốc được gắn mác hàng Việt.

Trong khi đó, trả lời báo Tiền Phong, ông Nguyễn Xuân Phú- Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn Sunhouse, việc ghi xuất xứ Trung Quốc là lỗi của siêu thị, do siêu thị dán lên chứ không phải Sunhouse. Sau khi nắm được thông tin này, Sunhouse đã có công văn yêu cầu siêu thị có sản phẩm trên phải sửa lại nguồn gốc xuất xứ. 

Về việc dán logo HVNCLC, vị chủ tịch này lại “đổ lỗi” cho truyền thông nội bộ nên Sunhouse nhận giải HVNCLC ngành hàng kim khí gia dụng nhưng... “dán nhầm” sang cả nhóm nồi cơm. Việc sai này chỉ ở 1 số mã hàng trong nhóm hàng nồi cơm điện. 

Ông Phú cũng cho biết, việc dán logo này không thuộc danh mục cơ quan nhà nước nào quản lý cả. “Nếu sai thì là cái sai của Sunhouse với người dùng. Những gì sai với người dùng thì tôi chịu trách nhiệm trước người dùng. Sunhouse có lỗi với người dùng và sẽ hoàn lại tiền nếu khách hàng nào mua phải sản phẩm bị nhầm lẫn đó mà thấy bất tiện”, vị lãnh đạo Sunhouse cho hay. 

photo-1-1561556081168343293248

Sản phẩm nồi cơm điện Sunhouse là hàng xuất xứ Việt Nam. Ảnh: CafeF

Chưa kể đến, theo CafeF, theo tìm hiểu, nhiều sản phẩm gia dụng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse đều được dán đồng thời các tem có nội dung như "xuất xứ Trung Quốc", "kiểm soát chất lượng bởi chuyên gia Sunhouse Hàn Quốc", "Sunhouse thương hiệu gia dụng, nhà bếp hàng đầu Việt Nam".

Việc ghi quá nhiều thông tin của thương hiệu này khiến người tiêu dùng khá phân vân và đặt câu hỏi thực sự, xuất xứ của Sunhouse là như thế nào?

"Liên hợp quốc thương hiệu thế này khiến tôi rối tinh, rối mù", chị Thùy Anh (một khách hàng đang chọn lựa sản phẩm bàn là Sunhouse tại siêu thị ở Hà Nội) nói.

 Trao đổi với chuyên gia quảng cáo Trung Anh Tuấn (Hà Nội), vị này cho rằng, việc ghi nhãn trên sản phẩm là cần thiết để người tiêu dùng hiểu rõ về sản phẩm trước khi chọn lựa. Tuy nhiên, việc Sunhouse quảng cáo tới 3 nội dung trên 1 sản phẩm có thể khiến người tiêu dùng khó phân biệt thương hiệu này thực sự đến từ đâu.

"Có thể những khách hàng ở đô thị sẽ hiểu cách làm của doanh nghiệp, nhưng ở các vùng nông thôn, thì có thể hiểu nhầm công nghệ và xuất xứ", ông Tuấn nói.

Minh Châu

Tin khác

Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.