SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Nhập nhèm thuốc Ama Kông: Hàng giả tràn lan trên thị trường

06:35, 19/04/2019
(SHTT) - Tình trạng làm giả thuốc Ama Kông ngày một phổ biến đang tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Thuốc Ama Kông là một đặc sản của núi rừng Tây Nguyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ thận tráng dương. Phương thuốc này do Vua săn voi Ama Kông chế tác, tìm kiếm trong quá trình đi rừng của ông. Sau khi qua đời, công thức phương thuốc này được truyền lại cho người con trai Khăm Phết Lào, là người duy nhất sở hữu loại thuốc này trên thị trường hiện nay. 

Tuy nhiên, do lợi nhuận mang lại nên một số kẻ đã bất chấp làm giả loại thuốc này bỏ mối cho các cơ sở kinh doanh để kiếm lời. Do vậy, người dân và du khách mỗi khi đến Tây Nguyên nên thận trọng khi mua sản phẩm Ama Kông, cần chọn đúng địa chỉ cũng như nguồn gốc của loại thuốc này để tránh bị nhầm lẫn.

thuoc-ama-kong-khong-ro-nguon-hoc-0924

 Đột nhập cơ sở sản xuất thuốc Ama Kông không rõ nguồn gốc. Ảnh: Laodong 

Thông tin trên tờ VTV, tại 2 cơ sở ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, ngay cả chủ cơ sở cũng mập mờ không biết rõ tên của những loại cây này. Tuy nhiên, đây chính là các nguyên liệu làm ra loại thuốc cũng lấy tên là thuốc Ama Kông chữa xương khớp, bổ thận tráng dương... Những nguyên liệu đã mốc meo này lẽ ra phải được bỏ đi, nhưng chúng lại được trộn lẫn với nhau để đóng gói, gắn nhãn mác thuốc Ama Kông chính hiệu, chất thành đống, sau đó bán ra thị trường. 

Một người đàn ông còn tự tin khẳng định, những nguyên liệu kia là thuốc quý, uống vào không bị ảnh hưởng gì. Trong khi đó, bài thuốc Ama Kông gia truyền chính hiệu do ông Khăm Phết Lào (xã Eu Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk) kế tục và lưu hành lại không có nguyên liệu gọi là cây thuốc trắng, cây bà đẻ hay cây lá thơm.

Tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk hiện có hàng chục cơ sở sản xuất thuốc Ama Kông không có giấy phép. Việc sản xuất thuốc Ama Kông bát nháo, không qua kiểm định không những làm mất đi thương hiệu của loại thuốc nổi tiếng này mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Trước đó, Sở hữu trí tu đưa tin, vào ngày 7/3, tại xã Krông Ana, huyện Buôn Đôn, Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra 2 gia đình làm và bán những thang thuốc có hiệu Ama Kông.

Tại gia đình bà Nguyễn Thị Thiết ở Buôn Ea Ma và gia đình ông Phạm Văn Khoái ở buôn Tría A, tổ công tác đã thu giữ số lượng lớn nguyên liệu và hàng thành phẩm không rõ nguồn gốc. Hàng loạt gói ni lông với bao bì ghi là Thuốc Ama Kông chính hiệu, có công dụng bổ thận, tráng dương… nhưng bên trong chứa những thân, rễ, vỏ, lá cây rừng mà chủ nhân không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì để chứng minh về chất lượng hay nhãn hiệu hình ảnh, hàng hóa, nguồn gốc hợp pháp.

Theo đại tá Phạm Châu, Trưởng Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh), hiện nay, thuốc gia truyền Ama Kông chính hiệu chỉ được sản xuất và bán tại cơ sở Khăm Phết Lào (buôn Ko Tam, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột), không có đại lý hay điểm bán nào lẻ khác. Những năm qua, phương thuốc gia truyền chính hiệu Ama Kông của ông Khăm Phết Lào đã được các cơ quan chức năng như: Sở Y tế, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an… cấp phép, giấy chứng nhận, tem, nhãn là hàng hóa sản phẩm chất lượng…

Trước đó, theo thông tin được đăng tải trên Công an nhân dân, vào năm 2017, Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk cũng đã tiêu hủy gần 200kg thuốc Ama Kông giả. Đoàn kiểm tra liên ngành nhận được tin báo về việc 2 cơ sở kinh doanh gồm: Cửa hàng lưu niệm Nghĩa Hưng (số 50 Phan Bội Châu) do bà Bùi Thị Minh Thi làm chủ và cơ sở kinh doanh ẩm thực Phong Vũ (187A Mai Hắc Đế, TP Buôn Ma Thuột) do ông Đặng Minh Tâm làm chủ đang bán thuốc Ama Kông với giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ nên đã tiến hành kiểm tra.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn liên ngành đã thu giữ tại cửa hàng lưu niệm Nghĩa Hưng 90kg và cơ sở kinh doanh ẩm thực Phong Vũ hơn 70kg thuốc Ama Kông bày bán với giá 20.000 đồng/0,5kg. Cũng tại thời điểm kiểm tra, các chủ cơ sở đã không xuất trình được giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ của lô thuốc trên.

Gia Linh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.P.Đ về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là mỹ phẩm.
Media 1 ngày trước
(SHTT) - Đội QLTT số 2, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất và xử phạt 12 triệu đồng đối với hai cửa hàng tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đối với ông Lê Tiến M. về hành vi Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là thực phẩm và buộc tiêu hủy lô hàng gần 7 tấn Chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm đã phát đi thông tin cảnh báo về việc phát hiện chất cấm Sibutramin trong sản phẩm giảm cân Detox Táo.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doang vàng trên địa bàn, mới đây, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện thêm số lượng lớn trang sức được bày bán có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.