SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 20/05/2024
  • Click để copy

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2024 miền Trung đầy đủ nhất

09:26, 01/02/2024
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2024 đặc trưng miền Trung thường có những gì? Và cần chuẩn bị như thế nào đầy đủ đúng chuẩn và thành tâm nhất?

Mỗi năm đúng dịp 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo sẽ về trời báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ trong gia đình gia chủ. Vào ngày này, các gia đình người Việt lại chuẩn bị mâm cỗ để tiễn ông Táo về trời. Tùy theo phong tục tập quán mà mỗi nơi có một cách chuẩn bị khác nhau.

Tục cúng ông Công ông Táo của người miền Trung thường được cho là cầu kỳ nhất trong 3 miền. Công việc đầu tiên mà người miền Trung làm trong nghi lễ cúng ông Táo chính là thay mới bên trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ, chuẩn bị tươm tất cho lễ cúng diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2024 miền Trung đầy đủ nhất.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2024 miền Trung đầy đủ nhất.

Mâm cơm cúng ông Công ông Táo miền Trung được xem là sự pha trộn giữa hai miền Bắc Nam bởi nó vừa có những nét tương đồng với mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người miền Bắc với những món như: Cơm, canh, gà luộc, thịt luộc, nem rán... lại vừa có món xôi chè đặc trưng của người miền Nam. Đặc biệt, trong mâm cỗ cúng ông Táo miền Trung thương có cá ngừ hay là cá thu, đây là món ăn đặc trưng của người dân nơi đây.

Về lễ vật cúng Táo Quân, người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ cho các Táo chứ không cúng áo mũ vàng mã như ở miền Bắc.

ngựa bằng giấy có yên cương đầy đủ,

Mâm cúng ôngTáo 2024 miền Trung sẽ có ngựa bằng giấy, một số vùng có tục cúng tượng đất Táo quân. 

Một số vùng như Huế và Hội An có tục cúng tượng đất Táo Quân và dựng cây nêu trước nhà hay sân đình vào sáng ngày 23 tháng Chạp để xua đuổi ma quỷ khi các ông Táo “đi vắng” và vào mùng 7 tháng Giêng sẽ có lễ hạ nêu.

Với lễ tiễn Táo Quân về trời vào ngày 23 tháng Chạp, đầu tiên gia chủ sẽ phải thay cát mới trong bát hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ. Sau đó bày đồ lễ lên bàn thờ, thắp hương và đọc bài khấn cúng ông Công ông Táo.

Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ tiến hành hạ tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung khỏi bàn thờ bếp. Các bức tượng này sẽ được đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Sau đó, tượng ba ông Táo mới sẽ được rước lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm việc tiếp theo.

Ngoài ra, người miền Trung còn có lễ cúng vào chiều 30 Tết để rước các vị thần về và lễ an vị ông Táo mới vào sáng mùng 1 Tết. Điều đặc biệt là người Huế thường khấn mời Thần Bếp về chứng giám mỗi khi gia đình tiến hành các cúng lễ trong nhà. Lễ cúng chiều 30 Tết, họ lại rước thần về và sáng mồng 1 Tết an vị ông Táo mới.

Tin khác

Tin Tổng hợp 7 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 10 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 10 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.