SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 12/06/2025
  • Click để copy

Tre có thể được xử lý thành trong suốt và làm vật liệu xây dựng hiệu quả thay thế kính

22:47, 19/05/2024
New Atlas hôm 15/5 đưa tin, ác nhà khoa học Trung Quốc biến tre thành vật liệu trong suốt có khả năng chống cháy, chống nước, ngăn khói, có thể thay thế kính.

Gỗ trong suốt thực chất đã xuất hiện vài năm trước. Các nhà khoa học loại bỏ lignin khỏi sợi gỗ bằng phương pháp hóa học, sau đó xử lý vật liệu với nhựa acrylic hoặc epoxy. Cuối cùng, sản phẩm thu được là một vật liệu trong suốt, có thể tái tạo, bền chắc tương đương hoặc hơn kính, đồng thời nhẹ và cách nhiệt tốt hơn.

Tuy nhiên, gỗ cũng có một số vấn đề như dễ cháy hơn kính, cung không đủ cầu trong khi thời gian sản xuất bổ sung rất dài. Trong nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu từ Đại học Lâm nghiệp và Công nghệ Trung Nam (CSUFT), Trung Quốc, chuyển sang sử dụng tre.

"Tre có tốc độ tăng trưởng và tái tạo nhanh, do đó có thể trưởng thành và được khai thác làm vật liệu xây dựng trong 4 - 7 năm phát triển. Với sản lượng cao gấp 4 lần gỗ trên mỗi mẫu (1 mẫu tương đương khoảng 4.000 m2), tre được công nhận với hiệu suất vượt trội", Caichao Wan, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.tr

tre

Tre có thể được xử lý thành trong suốt thay thế vật liệu kính ( ảnh minh họa)

Vì cấu trúc bên trong và thành phần hóa học của tre rất giống gỗ, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp tương tự để khiến chúng trở nên trong suốt. Sau khi loại bỏ lignin, tre được ngâm với natri silicat lỏng vô cơ, chất này làm thay đổi khúc xạ ánh sáng của các sợi và biến tre thành trong suốt. Sau đó, tre được xử lý để chống thấm nước.

Vật liệu cuối cùng gồm ba lớp: Silane trên cùng, silicon dioxide ở giữa và natri silicat bên dưới. Tre trong suốt với độ truyền sáng 71,6%, có khả năng chống cháy, chống thấm nước, cản khói và carbon monoxide.

Ngoài dùng làm vật liệu xây dựng, tre trong suốt cũng có thể làm chất nền cho pin mặt trời perovskite, hoạt động giống như một lớp kiểm soát ánh sáng. "Trong nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung vào sản xuất quy mô lớn và đa năng hóa loại tre trong suốt này", Caichao Wan, thành viên nhóm nghiên cứu nói.

Theo New Atlas

Tin khác

Tin tức 4 phút trước
(SHTT) - Dù được xem là bước tiến kỹ thuật quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (CEMS – Continuous Emissions Monitoring System) vẫn chưa phát huy hiệu quả tại nhiều nhà máy tại Việt Nam. Không phải vì thiếu công nghệ, mà vì công nghệ bị… vô hiệu hóa.
Tin tức 5 phút trước
(SHTT) - Từ chỗ chỉ là giải pháp tình thế cho những vùng chưa có hệ thống thoát nước tập trung, các công nghệ xử lý nước thải phi tập trung (decentralized wastewater treatment) đang từng bước định hình lại cách chúng ta quy hoạch hạ tầng môi trường đô thị.
Tin tức 6 phút trước
(SHTT) - Công nghệ blockchain không phải là đũa thần cho bài toán phát thải carbon, nếu dữ liệu đầu vào vẫn đến từ các thiết bị sai lệch, quy trình không kiểm định và hệ thống thiếu minh bạch.
Tin tức 6 phút trước
(SHTT) - Dù được nhắc đến trong nhiều chiến lược quốc gia, vật liệu tái chế trong xây dựng tại Việt Nam vẫn chưa vượt qua rào cản từ chính ngành xây dựng – nơi đang quen với mô hình tiêu hao tài nguyên hơn là kinh tế tuần hoàn.
Tin tức 6 phút trước
(SHTT) - Năng lượng tái tạo đang phát triển mạnh nhưng nếu thiếu hệ thống lưới điện thông minh, Việt Nam sẽ đối mặt với tình trạng dư thừa cục bộ, cắt giảm công suất và mất ổn định hệ thống.
. ..