SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 05/05/2024
  • Click để copy

Hàng không Việt Nam kiến nghị cần bỏ trần giá vé hàng không để điều tiết theo thị trường

09:40, 25/02/2023
(SHTT) - Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA) đã tổ chức Tọa đàm “Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt” với sự tham gia đóng góp ý kiến của lãnh đạo đại diện các Bộ, ban ngành trung ương, các chuyên gia tài chính – kinh tế - hàng không, các doanh nghiệp hàng không.

 Tại tọa đàm TS. Bùi Doãn Nề, Tổng Thư ký Hiệp hội VABA cho biết, năm 2022, các hãng hàng không Việt Nam đã khai thác 305.080 chuyến bay thương mại, tăng gấp 2,34 lần so với năm 2021 và bằng 90,2% chỉ số tương ứng của năm 2019, trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Phó Chủ tịch VABA nhận định Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra những xáo trộn đáng kể đối với thị trường và cơ hội phát triển của ngành hàng không.

2 (4)

 TS Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.

Ở thị trường quốc tế, các hãng hàng không đã khôi phục 118 đường bay, kết nối từ 9 sân bay Việt Nam đến 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, vận chuyển 11 triệu lượt khách quốc tế, gấp 22 lần so với năm 2021.

Bên cạnh việc tăng cường công suất, các hãng hàng không cũng nhanh chóng đi tắt đón đầu trong hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không, cũng như xây dựng các dòng sản phẩm mới, đa dạng, hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu hành khách.  Nhờ những nỗ lực vượt bậc này, các hãng bay Việt đã ghi nhận doanh thu liên tục đạt mức cao kỷ lục thời gian qua.

Tuy nhiên, giữa bức tranh khởi sắc chung của toàn ngành, nhiều ý kiến cho rằng sự phục hồi ở các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng không là chưa đồng đều. Đặc biệt khi các hãng bay vẫn phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi mới nảy sinh.

Giá nhiên liệu bay (Jet A1) liên tục tăng vọt trong năm 2022, có thời điểm đạt mức trên 160 USD/thùng. Bình quân cả năm 2022, giá nhiên liệu bay đạt 130 USD/thùng, tăng khoảng 80% so với mức trung bình của năm 2021. Trong giai đoạn trước mắt, giá Jet A1 vẫn được dự báo dao động ở mức 110-130USD/thùng, gây bất lợi lớn cho các hãng hàng không, trong bối cảnh chi phí nhiên liệu chiếm tới hơn 40% tổng chi phí khai thác.

Bên cạnh đó, USD tăng giá khoảng 9% so với VND trong năm 2022 cũng gây áp lực tài chính lớn cho các hãng bay, khi đây là đồng ngoại tệ được sử dụng phổ biến nhất để thanh toán các chi phí hoạt động, như: phí mua nhiên liệu, thuê mua tàu bay, dịch vụ thuê ngoài phục vụ hành khách... Theo đánh giá của nhiều chuyên gia tài chính, VND trong 2023 vẫn còn dư địa giảm giá khoảng 3 – 4% so với USD.

1 (1)

Quang cảnh tọa đàm 

Đây đều là các nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khả năng điều tiết giá cả một cách hiệu quả của các hãng bay, cũng như toàn thị trường. Do đó, trong ngành hàng không nội địa đang tồn tại một nghịch lý, là mặc dù doanh thu tăng mạnh, nhưng nhiều hãng bay vẫn báo lợi nhuận ở mức âm.Trước thực tế đó, các hãng hàng không đều chung kiến nghị cần bỏ trần giá vé hàng không để điều tiết theo thị trường tại mỗi thời điểm khác nhau trong năm.

Theo Ông Nguyễn Mạnh Quân, Tổng giám đốc Bamboo Airways chia sẻ: Để đánh giá các doanh nghiệp vận tải hàng không và du lịch còn rất nhiều khó khăn trước mắt. Thị trường hàng không trong nước là 1 trong thị trường may mắn vì có thị trường nội địa, đã hỗ trợ cho các hãng bay. Việc có để mà bay là tốt, huống chi đạt con số bằng hoặc vượt so với 2019. Vai trò của thị trường nội địa đóng góp hơn nữa bởi bản chất sau đại dịch chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị đứt gãy và ảnh hưởng nặng nề làm các chi phí đầu vào tăng lên nên thị trường có đạt tăng trưởng nhưng thực chất hiệu quả tăng trưởng kinh tế mang lại vẫn chưa cao và bền vững. Thị trường quốc tế vẫn còn rất nhiều vấn đề phía trước. Còn chậm 2 năm nữa so với trước đại dịch.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên - chuyên gia kinh tế  nhận định Dịch COVID-19 cũng chính là cơ hội liên minh cho các hãng hàng không để thay đổi quan điểm, chiến lược của thị trường hàng không với sự hỗ trợ của Nhà nước.

PGS.TS Trần Đình Thiên cũng đồng quan điểm cần ủng hộ bỏ khung giá trần để chơi theo luật thị trường tạo nền tảng phát triển lành mạnh cho hãng bay. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các công cụ để giám sát, điều tiết thao túng giá cả, độc quyền để làm tổn hại đến người tiêu dùng.

Ông Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương: Giá vé phải có sự hợp tác, bắt tay giữa các hãng hàng không Việt và kịp thời có kiến nghị điều chỉnh về giá do biến động tỷ giá quốc tế thay đổi. Nên có một Ủy ban độc lập về quản lý hàng không trong đó có các thành viên độc lập chịu trách nhiệm về pháp lý trên cơ sở đó cac hãng có đề xuất và điều chỉnh giá vé linh hoạt, nhanh nhạy, kịp thời hơn so với thị trường thế giới để phản ánh đúng đủ các biến số đầu vào như giá xăng dầu bay, biến động của tỷ giá. Đơn cử như cơ chế giá xăng dầu đã có sự điều chỉnh giữa Bộ Tài chính và Công Thương. Cơ chế giá xem xét có nên ấn định giá vé trần hay không? Vì thế xem xét có sự điều chỉnh thích nghi để cơ chế quản lý giá bám sát với thị trường, phản ánh diễn biễn của thị trường, là công cụ cạnh tranh của các hãng bay. Với nỗ lực của Nhà nước, thay đổi cơ chế điều chỉnh giá, tới đây kỳ vọng tình hình thị trường hàng không có cải thiện và tiến bộ mới.

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, kiêm Giám đốc Viện nghiên cứu và đào tạo VBIDV: Dự báo giá xăng dầu: 2022 giá dầu tăng 42%, năm 2023 giảm 15-17% so với năm ngoái. 2024 tiếp tục giảm tiếp 7-10% thì sẽ tạm thời yên tâm hơn nhưng k chủ quan vì còn nhiều yếu tố bất định. Lãi suất và tỷ giá nhẹ hơn so với năm 2022 vì năm nay tăng 2-3% về tỷ giá, lãi suất giảm nhẹ dần (tùy thuộc tình hình thế giới). Tài chính của các hãng bay 3 năm qua lỗ nặng nề.

Kiến nghị khả năng phục hồi cuối 2023 còn mong manh, ước tính khoảng 85%. Nếu đến 100% thì giữa hay cuối 2024 mới phục hồi nên khả năng cắt lỗ là rất khó. Vì thế, Nhà nước tiếp tục cân nhắc có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hàng không; kiểm soát tốt giá xăng dầu.

Bỏ giá trần vé bay cần có điều kiện. Giá cả và các yếu tố cấu thành giá thay đổi nhanh, nếu áp giá trần không điều chỉnh kịp; thị trường hàng không đã và đang cạnh tranh hơn nhiều so với trước đây. Nên xem xét đầy đủ và khách quan hơn vì giá cả theo thị trường và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Hiện nay, dự thảo Luật giá không đưa giá vé vào Luật giá điều tiết. Cơ chế giá cho thị trường cần công khai minh bạch hơn, quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ của hãng bay để xứng đáng với đồng tiền khách bỏ ra, nên có nhiều loại ra vé khác nhau để hợp tùng túi tiền phân khúc bay; các vấn đề về quản trị chi phí rủi ro, tái cơ cấu, chuyển đổi số cần phải quyết liệt và minh bạch hơn.

Theo kịch bản lạc quan của Cục Hàng không, ngành hàng không Việt Nam có thể đạt mức hồi phục toàn phần vào cuối năm 2023. Dự kiến, tổng thị trường vận tải hàng không năm 2023 ước đạt xấp xỉ 80 triệu khách và 1,44 triệu tấn hàng hóa, tăng tương ứng 45% về hành khách và 15% về hàng hóa so với năm 2022.

Tin khác

Tin tức 8 giờ trước
Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội công bố Nghị quyết của Ban Giám hiệu nhà trường bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã có Công văn số 1302/UBND-KTTH chỉ đạo một số Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước.
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Ngày 3/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký ban hành Công điện số 44/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Quyết không để cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm trong khu dân cư, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định di dời 700 cơ sở sản xuất, kinh doanh trong đô thị và khu dân cư, gây ra ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực.
Tin tức 23 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác.