SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Hà Giang: Bắt giữ gần 1.200 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Makita

16:12, 18/08/2021
(SHTT) - Thông tin từ Tổng Cục QLTT cho biết, mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đã tiến hành kiểm tra 1 xe ô tô chở hàng lưu thông trên địa bàn và phát hiện gần 1.200 sản phẩm bao gồm chổi than và lưỡi cưa các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Makita.

Cụ thể, thông tin từ địa phương cho biết, qua công tác nắng bắt tình hình địa bàn, ngày 17/8/2021, Đội QLTT số 8 Hà Giang đã kiểm tra đột xuất (khám phương tiện vận tải) đối với xe ô tô biển kiểm soát 89C - 226.25 do ông Nguyễn Viết Vẻ địa chỉ: Đoàn Tùng, Thanh Miện Hải Dương đang dừng đỗ giao hàng tại thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, Hà Giang. 

Qua kiểm tra phát hiện 1.185 sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Makita gồm chổi than và lưỡi cưa các loại.

e9fcdd0b7d9b8ac5d38a

 

Tại thời điểm kiểm tra ông Nguyễn Viết Vẻ không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Đội QLTT số 8 Hà Giang đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Được biết, trước đó, vào ngày 13/8/2021, Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT Hà Giang đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với ô tô biển kiểm soát 34C-186.07 do ông Nguyễn Văn Sáng địa chỉ Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, đang giao hàng tại km 26 thuộc Tổ 2 thị trấn Nông trường Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Qua công tác nghiệp vụ, lực lượng chức năng đã phát hiện phương tiện đang chở 2.958 sản phẩm bao gồm các mặt hàng: Khóa Việt Tiệp các loại; Mũi khoan các loại nhãn hiệu BOSCH; Lưỡi cắt nhãn hiệu Makita các loại; Chụp đầu bắn tôn nhãn hiệu Makita; Chổi than Makita các loại.

Các mặt hàng này ban đầu được các nhân viên chức năng nhận định có dấu hiệu là sản phẩm giả mạo nhãn hiệu ủa các Công ty như: Công ty Cổ phần khóa Việt Tiệp, Công ty TNHH Makita Việt Nam; Robert-bosch-platz 1, D70839 gelingen, Germany ROBERT BOSCH GMBH, đang được bảo hộ tại Việt Nam.

133d7b2414a4e3fabab5-1433

 

Tại thời điểm khám, ông Nguyễn Văn Sáng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Nhận thấy các dấu hiệu vi phạm pháp luật của số hàng hóa trên, Đội QLTT số 2 đã ra Quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh làm rõ.

Cục QLTT Hà Giang cho biết, các sản phẩm trong lô hàng bị bắt giữ trên là các mặt hàng có lượng tiêu thụ cao, do đó, các đội tượng đã lợi dụng tình hình đã mua các loại hàng giả với giá thành thấp, chất lượng kém để bán kiếm lời. Để hạn chế nguy cơ mất tiền oan, lực lượng chức năng khuyến cáo người dùng trước khi quyết định mua hàng hóa cần yêu cầu người bán cung cấp các hóa đơn, chứng từ hoặc giấy bảo hành sản phẩm để mua được hàng chính hãng.

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được xử lý như thế nào?

Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) quy định: Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo về SHTT nêu trên, có thể bị xử lý hành chính (điểm b khoản 1 Điều 211 Luật SHTT đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 212 Luật SHTT).

Về xử lý hành chính, theo Điều 214 Luật SHTT (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nêu trên bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo; Phạt tiền. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ (i); Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm (ii).

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (i); Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá (ii).

Hướng dẫn chi tiết việc xử lý hành chính đối với hành vi này, tại Điều 12 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP (ngày 21/09/2010, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN).

Về xử lý hình sự, đối với cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm và có yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý (người bị hại), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 171 Bộ Luật Hình sự - Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hình phạt tiền tới 1 tỉ đồng, phạt tù tới 3 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm.

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Shimano - công ty nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất các bộ phận xe đạp đã tiết lộ một phát minh đột phá. Bằng sáng chế mới cho thấy Shimano đang phát triển một bộ truyền động không dây hoàn toàn mới mang lại hiệu suất tối đa cho các tay đua và người yêu xe đạp.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.