SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Thị trường mùa dịch loạn vì thiết bị y tế rởm

11:31, 18/08/2021
(SHTT) - Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đã tăng cao tại một số địa phương, nhiều người dân đổ xô đi tìm mua các thiết bị y tế để có thể tự phòng dịch tại nhà. Tuy nhiên chính điều này đã tạo điều kiện để hàng giả, hàng nhái tung hoành.

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, vì vậy việc trang bị những thiết bị, vật tư y tế thiết yếu như khẩu trang, bộ áo quần bảo hộ y tế, nước sát khuẩn… phục vụ cho công tác phòng, chống dịch đang hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, một số đối tượng đã bất chấp an toàn tính mạng của người dân, của lực lượng tuyến đầu chống dịch như: Bác sĩ, y tá, điều dưỡng, quân đội, công an, lực lượng làm nhiệm vụ phục vụ công tác cách ly tập trung… để thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết bị, vật tư y tế không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tục bắt giữ các vụ vận chuyển thiết bị y tế rởm.

Cụ thể, ngày 12 tháng 8 năm 2021, Đội QLTT số 1, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính đối với container chứa hàng hóa đặt trên rơ-mooc có đầu kéo mang số hiệu CAIU8577984 (rơ-moóc số 51R-092.85 và đầu kéo số 51D-044.47) dừng đậu trong khuôn viên Kho 601, địa chỉ số 601-603-605 Quốc Lộ 1A, phường An Lạc, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Toàn bộ hàng hóa thuộc sở hữu của bà Bảo Nguyễn Thị Thùy, sinh năm 1990.

hang rom

 Đội QLTT số 14 kiểm tra nước rửa tay sát khuẩn nhãn hiệu ASIRUB

Qua kiểm đếm hàng hóa thực tế, Cục QLTT. TP. Hồ Chí Minh phát hiện nhiều kiện hàng hóa bên ngoài không có thông tin tên/số điện thoại, tổng cộng 13.828 đơn vị sản phẩm gồm: mặt hàng máy tạo ôxy, dụng cụ đo nồng độ ôxy trong máu, vỏ chai đựng ôxy, thực phẩm bao gói sẵn, quần áo may sẵn, phụ tùng xe gắn máy, phụ kiện điện thoại… các loại, các hiệu, do Trung Quốc và Mỹ sản xuất. Toàn bộ số hàng hóa đều có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa. Chủ cơ sở cũng không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốchợp pháp của hàng hóa. Trong số đó có nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Cùng ngày, Đội QLTT số 14, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra đối với Công ty TNHH Thương mại Quốc Tế Tín Thực, địa chỉ số 550 đường Lũy Bán Bích, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh do bà Vũ Thị Thơm là người đại diện pháp luật.

Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện Công ty TNHH Thương mại Quốc Tế Tín Thực kinh doanh thiết bị y tế các loại do Trung Quốc sản xuất có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam; không có số lưu hành và hóa đơn, chứng từ.

Đội QLTT số 3 cũng phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an TPHCM) và Công an quận Bình Tân triệt phá đường dây buôn lậu thuốc “hỗ trợ điều trị COVID-19”. Cụ thể, sau nhiều ngày theo dõi, các cơ quan chức năng bất ngờ ập vào kho hàng tại địa chỉ 314/48/16 Tỉnh lộ 10, Khu phố 14, P.Bình Trị Đông (Q.Bình Tân) do Nguyễn Ngọc Bảo, sinh năm 1999 là chủ hàng hóa.

Tại kho hàng, cơ quan chức năng phát hiện có 9 thùng carton, bên trong chứa 64.800 viên thuốc Liên Hoa Thanh Ôn không có số đăng ký lưu hành, do Trung Quốc sản xuất. Dù số thuốc này được trình bày là có tác dụng giảm sốt, ho, cảm cúm được Nguyễn Ngọc Bảo quảng cáo là thuốc “hỗ trợ điều trị COVID-19” để đánh lừa người tiêu dùng, bán ra thị trường mỗi vỉ thuốc có giá từ 100.000-150.000 đồng/vỉ.

Trong tình hình dịch COVID-19 nóng bỏng, khó lường, nhu cầu mua khẩu trang các loại cũng tăng vọt ở nhiều thị trường. Chỉ cần lên Google, gõ từ khóa “mua khẩu trang 3M”, hơn 5,5 triệu kết quả chỉ trong 0,58 giây. Các loại khẩu trang 3M với đủ các loại giá từ 19.000 đồng đến 150.000 đồng/cái đều có.

Trước tình hình này, đại diện Cục QLTT TP HCM nhận định, dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp dẫn đến kinh tế, xã hội, cung cầu hàng hóa chưa thật sự ổn định. Do đó, tình hình vận chuyển, chứa trữ, buôn bán hàng cấm, hàng hóa nhập lậu và sản xuất, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là các mặt hàng có liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 như trang thiết bị y tế, khẩu trang y tế, nước rửa tay... có chiều hướng tăng, diễn biến phức tạp; hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… sẽ phát triển theo chiều hướng tăng ở hầu hết các nhóm hàng hóa.

Minh Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty ChatGPT của OpenAI đã yêu cầu Quốc hội Anh cho phép họ có thể sử dụng miễn phí các tác phẩm được bảo vệ bản quyền. OpenAI giải thích việc huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo mà không sử dụng dữ liệu như vậy là "không thể".
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bloomberg đã đệ đơn yêu cầu bác bỏ một vụ kiện từ thống đốc bang Arkansas, Mike Huckabee và các tác giả khác, cáo buộc công ty này đã sử dụng sai mục đích tác phẩm bản quyền của họ để huấn luyện mô hình ngôn ngữ mang tên BloombergGPT.