SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 13/06/2025
  • Click để copy

Đột phá y học: ‘Đánh thức’ tế bào cảm quang đã ‘chết’

07:37, 18/05/2022
(SHTT) - Chỉ với một vài thay đổi về điều kiện môi trường mô, các nhà khoa học đã có thể khôi phục sự sống cho những tế bào cảm quang đã “chết” trong mắt người. Đây là một bước đột phá khi nghiên cứu về não và thị lực.
unnamed (8)

 Nghiên cứu mới mở ra hy vọng về việc cấy ghép và hiến tạng.

Trong những thí nghiệm ban đầu về hồi sinh tế bào, dường như các tế bào trong võng mạc dường như đã mất khả năng “giao tiếp” với nhau. Nhóm nghiên cứu xác định tình trạng thiếu oxy là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Để hiểu rõ hơn về cách các tế bào thần kinh chống chọi với tình trạng thiếu oxy, một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ đã đo hoạt động của tế bào võng mạc ở người hiến tạng đã qua đời.

Thật đáng kinh ngạc! Với một số sự thay đổi trong điều kiện môi trường mô, các tế bào đã có thể hồi phục khả năng “giao tiếp” với nhau chỉ vài giờ sau đó.

Khi được kích thích bởi ánh sáng, võng mạc sau khi chết phát ra các tín hiệu điện, cụ thể là sóng b.

Những sóng này ở trong võng mạc sống và biểu thị sự “liên lạc” giữa tất cả các lớp tế bào điểm vàng điều khiển thị giác.

Fatima Abbas, tác giả chính của nghiên cứu đến từ Đại học Utah, cho biết: “Chúng ta có thể đánh thức các tế bào cảm quang trên điểm vàng của con người. Đây là bộ phận nằm sâu ở vùng trung tâm võng mạc, có khả năng thu nhận chi tiết và nhận biết màu sắc tốt. 5 tiếng sau khi người hiến tạng qua đời, những tế bào trong mắt vẫn phản ứng với ánh sáng chói, đèn màu và thậm chí cả những tia sáng rất mờ”.

unnamed (9)

Đây là lần đầu tiên giới khoa học ghi nhận đôi mắt của người đã qua đời phản ứng với ánh sáng theo cách này. 

Trong thí nghiệm mới này, nhà khoa học Frans Vinberg đã chịu trách nhiệm thiết kế bộ công cụ đặc biệt để khôi phục oxy và các chất dinh dưỡng khác cho mắt, đồng thời chế tạo thiết bị kích thích võng mạc và đo hoạt động điện của những tế bào trong võng mạc.

Ông chia sẻ: “Chúng tôi có thể làm cho các tế bào võng mạc “giao tiếp” với nhau để điều khiển thị giác, giống như khi đối tượng nghiên cứu còn sống khỏe mạnh. Các nghiên cứu trước đây đã khôi phục hoạt động điện rất hạn chế trong mắt của người hiến tạng. Tuy nhiên, thí nghiệm ở điểm vàng (một phần của võng mạc ở phía sau mắt) không thành công và chúng tôi chưa thể lý giải được”.

Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp khiến tế bào ở tất cả các lớp của võng mạc trung tâm của người mất giao tiếp với nhau như những gì diễn ra trong võng mạc sống.

Các nhà nghiên cứu cho rằng quá trình này có thể giúp khoa học hiểu rõ hơn về những bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm một số bệnh lý võng mạc gây mù như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) - căn bệnh ảnh hưởng đến thị lực ở những người trên 50 tuổi.

Ông Vinberg nói thêm: “Chúng tôi hi vọng có thể thúc đẩy các hiệp hội hiến tặng nội tạng, người hiến tặng nội tạng và ngân hàng mắt, giúp họ hiểu được những khả năng mới 'ấn tượng' mà nghiên cứu này mang lại”.

Thu Nga

Tin khác

Khoa học Công nghệ 8 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 12/6/2025 ban hành Danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Chuyển đổi số bền vững không chỉ là cuộc chơi công nghệ, mà là câu chuyện về quyền kiểm soát, khả năng mở rộng và chủ quyền số. Trong bối cảnh đó, các tiêu chuẩn mã nguồn mở đang nổi lên như nền móng cho một hệ sinh thái số tự chủ và linh hoạt.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 11/6, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội, Trung tâm Công nghệ Chiến lược Australia–Việt Nam (AVSTC) đã chính thức khai trương. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Australia và Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Sự ra đời của các cảm biến sinh học thế hệ mới không chỉ nâng cao năng lực giám sát an toàn thực phẩm mà còn đặt ra những khả năng hoàn toàn mới cho việc phát hiện nhanh các tác nhân gây hại, giúp giảm mạnh nguy cơ ngộ độc, lừa đảo thương mại và vi phạm tiêu chuẩn xuất khẩu.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Với khả năng phát hiện ô nhiễm ở cấp độ phân tử và chi phí triển khai ngày càng rẻ, cảm biến nano có thể trở thành công cụ thay đổi cách quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam.
. ..