SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 03/05/2024
  • Click để copy

Đô la Mỹ thấp nhất 6 tháng, giá kim loại quý tăng vọt

11:06, 11/08/2016
Chỉ số đô la Mỹ so với các loại tiền tệ chủ chốt ngày 10-8 giảm xuống mức thấp nhất 6 tháng qua, do ảnh hưởng của sự mất cân bằng trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và thị trường dự báo khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất sẽ giảm.

Đô la Mỹ so với các loại tiền tệ chủ chốt giảm mạnh sau khi Mỹ báo cáo năng suất quí 2-2016 thấp hơn dự báo. Kết quả kém lạc quan về tình hình sản xuất tại nước này càng củng cố thêm niềm tin rằng nền kinh tế Mỹ không tăng trưởng nhanh như dự kiến và điều này cho thấy Fed có thể chưa sẵn sàng tăng lãi suất.

Giá kim loại quý tăng vọt

Đô la Mỹ giảm mạnh đẩy giá vàng tăng cao. Đóng cửa giao dịch ngày 10-8 tại Mỹ, tức sáng ngày 11-8 tại Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 0,5% so với ngày trước đó, lên 1.345 đô la Mỹ/ounce. Giá vàng giao tháng 12-2016 cũng tăng 0,4% so với ngày trước đó, lên 1.351,9 đô la Mỹ/ounce.

Ngày 10-8, các thị trường chứng khoán thế giới, trong đó có Mỹ, giảm từ đỉnh cao nhiều năm cũng khiến nhiều nhà đầu tư chuyển sang vàng.

Trong bối cảnh lo ngại vẫn còn sâu sắc về sự bất ổn và giảm phát trên thị trường thế giới, ngày 10-8, lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của chính phủ Đức, Anh, Trung Quốc đồng loạt giảm xuống mức thấp kỷ lục, lần lượt ở các mức -0,9%, 0,53% và 2,7%. Đây là yếu tố tạo ra sự tích cực lớn đối với thị trường vàng. Cũng trong ngày 10-8, New Zealand giảm lãi suất 25 điểm phần trăm xuống mức thấp kỷ lục 2% để chống lại tình trạng lạm phát thấp. Trong khi đó, Mông Cổ kêu gọi một kế hoạch chống khủng hoảng kinh tế khiến trái phiếu tụt giảm.

Phân tích kỹ thuật cho thấy xu hướng tăng của giá vàng vẫn được xác nhận trong ngắn hạn, với ngưỡng kháng cự là 1.384,8 đô la Mỹ/ounce (đỉnh cao của tháng 7-2016) và ngưỡng hỗ trợ là 1.345,7 đô la Mỹ/ounce.

Đô la Mỹ yếu đi cũng khiến giá các kim loại quý như palladium và platinium tăng vọt, lên mức cao nhất 14 tuần qua. Ngày 10-8, giá palladium tăng 4,1% so với ngày trước đó, lên 722,5 đô la Mỹ/ounce. Trong khi đó, platinium tăng 2% so với ngày trước đó, lên 1.173,24 đô la Mỹ/ounce. Giá bạc cũng tăng 1,6% so với ngày trước đó, lên 20,15 đô la Mỹ/ounce.

"Giá các kim loại quý đang được hỗ trợ đáng kể bởi trạng thái mua vào và đô la Mỹ yếu đi. Chỉ ít người bán ra, trong khi khá nhiều người muốn mua vào" - người đứng đầu bộ phận kim loại quý của Marex Spectron, ông David Govett, nói.

Giá dầu thô giảm mạnh lo ngại thừa cung

Trong khi đó, giá dầu thô chịu áp lực giảm do lo ngại thừa cung. Đóng cửa giao dịch ngày 10-8 tại thị trường Mỹ, giá dầu thô WTI kỳ hạn giảm 0,65% so với ngày trước đó, xuống còn 42,49 đô la Mỹ/thùng. Cùng ngày, tại London, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 0,31% so với ngày trước đó, xuống còn 44,84 đô la Mỹ/thùng.

Trước đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã thông báo kế hoạch họp bất thường vào cuối tháng 9-2016 tại Algeria khi gần đây, giá dầu thô giảm xuống dưới 40 đô la Mỹ/thùng, từ mức hơn 50 đô la Mỹ/thùng cách đây 2 tháng. Nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới - Nga - cũng được chào đón tham gia dù không thuộc OPEC. Việc này đang làm dấy lên đồn đoán các nước sản xuất dầu lớn có thể công bố biện pháp bình ổn giá.

OPEC đã bơm dầu ra thị trường với tốc độ kỷ lục suốt 2 năm qua, nhằm giành lại thị phần từ Mỹ. Các tín hiệu mới nhất về sự hợp tác giữa các nước sản xuất dầu mỏ cho thấy "áp lực lớn mà họ phải đối mặt trong tình hình kinh tế hiện tại" - hãng nghiên cứu JBC Energy nhận định.

Tuy nhiên, việc OPEC tổ chức họp khẩn không có nghĩa họ có thể đồng ý đặt trần sản xuất, chứ chưa nói đến cắt giảm sản lượng. Các nhà phân tích tại Brown Brothers Harriman cho biết lý do là các nước ít có ảnh hưởng như Venezuela và Ecuador không có nhiều tiếng nói trong các đợt đàm phán hạn chế sản xuất, trong khi Iran vẫn phản đối hạn chế sản xuất đến khi sản lượng của họ về mức trước khi bị trừng phạt.

Hiện, nhiều nền kinh tế sống dựa vào dầu mỏ vẫn đang gặp khó. Venezuela - nước có dự trữ dầu lớn nhất thế giới - có thể cạn tiền mặt trong vòng 1 năm và đang thiếu thốn lương thực. Ả-rập Saudi - nước quyền lực nhất trong OPEC - cũng phải giảm ngân sách, châm ngòi cho làn sóng cắt giảm nhân sự. Tuần trước, Ấn Độ phải giải cứu hàng ngàn công dân nước này đang mắc kẹt tại Ả-rập Saudi vì thất nghiệp và phải sống nghèo khổ trong các trại cho người di cư. Trong khi đó, nền kinh tế Nga vẫn chịu ảnh hưởng từ giá dầu rẻ và các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nga thậm chí cắt giảm chi phí quốc phòng, bất chấp căng thẳng chính trị gia tăng. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết ông không nghĩ điều kiện thị trường đã đủ để hạn chế sản xuất nhưng khẳng định cuộc họp tại Algeria là cần thiết và sẵn sàng tham gia cuộc họp.

Tin khác

Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Gần đây, một giáo viên trung học ở Mỹ đã bị bắt vì sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo giọng nói của hiệu trưởng, tạo ra nội dung phát ngôn xúc phạm học sinh và đồng nghiệp. Những phát ngôn này sau đó được lan truyền rộng rãi và gây ra phản ứng tiêu cực trong cộng đồng.
Tin tức 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Hàng trăm y tá từ khắp California đã mặc áo sơ mi đỏ và cầm biển hiệu ghi “Hãy tin tưởng y tá, không phải AI” biểu tình bên ngoài Trung tâm Y tế San Francisco của Kaiser Permanente để phản đối việc hệ thống bệnh viện lớn sử dụng trí tuệ nhân tạo để chăm sóc cho các bệnh nhân.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Viện Phát triển và Quản lý quốc tế (IMD) phối hợp Tổ chức Thành phố Thông minh bền vững thế giới (WeGO) tháng 4/2024 đã công bố bảng xếp hạng các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024. Trong đó, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 97.