SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 03/05/2024
  • Click để copy

Điểm lại những sự kiện giáo dục nổi bật trong năm 2017

11:17, 30/12/2017
(SHTT) - Năm 2017 được cho là năm có nhiều sự kiện giáo dục đáng chú ý như thí sinh 30 điểm vẫn trượt đại học, kiến nghị giải tán Ban phụ huynh học sinh hay cải cách tiếng Việt...

 Nghịch lý: 30 điểm vẫn trượt đại học

gia-su-luyen-thi-dai-hoc-tai-tphcm

Ảnh minh họa 

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay chứng kiến nhiều đột phá "ngoạn mục" khi tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao, trong khi đó tỷ lệ thí sinh đạt điểm 10 tăng kỷ lục. Nhưng điều gây ra nhiều tranh cãi đó là việc nhiều thí sinh có điểm thi cao trên 29, thậm chí 30 điểm vẫn có thể trượt đại học do cách xét tiêu chí phụ và cộng điểm ưu tiên. 

Cụ thể: Những ngành được xem là có điểm chuẩn cao khó với với học trò ở đô thị như Y đa khoa Hà Nội điểm chuẩn 29,25 điểm.

Học viện Kỹ thuật Quân sự điểm chuẩn của thí sinh nữ Miền Bắc 30 điểm; Học viện Quân y, điểm chuẩn khối A của thí sinh nữ miền Bắc 29,5 điểm, thí sinh nữ miền Nam có điểm chuẩn là 30 điểm.

Ở  khối B, Học viện Quân y lấy điểm chuẩn đối với thí sinh nữ miền Bắc 30 điểm, thí sinh nữ miền Nam lấy 29 điểm…

Có nhiều ngành, điểm chuẩn còn trên mức điểm tuyệt đối 30 điểm như trường Đại học Phòng cháy chữa cháy lấy điểm chuẩn nữ miền Bắc 30,25 điểm (có 4 thí sinh đạt điểm này nhưng chỉ có 3 người đậu, một người trượt vì tiêu chí phụ).

Học viện Anh Ninh, khối D01, ngành Ngôn ngữ Anh điểm chuẩn của thí sinh nữ  là 30,5 điểm.

Nhìn vào mức điểm chuẩn trên, có thể thấy nếu thuộc diện không có điểm ưu tiên, chỉ thi “tay bo” thì rất khó để trúng tuyển.

Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng, chính sách ưu tiên khu vực và vùng miền đã thực hiện trong nhiều năm và có nhiều điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. Dù không đồng tình bỏ hẳn nhưng cần cân nhắc, sửa đổi để không quá bất hợp lý.

Đề xuất cải tiến Tiếng Việt

giao-duc-1451

 

PGS-TS Bùi Hiền - nguyên hiệu phó Đại học Sư phạm Hà Nội, nguyên viện phó Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông - mới đề xuất cải tiến chữ viết Tiếng Việt được đề cập trong bài "Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế" (trong sách Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập phát triển tập 1, do NXB Dân trí phát hành).

Theo đó, ông Bùi Hiền cho rằng trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư...

Những bất hợp lý mà PGS Bùi Hiền đưa ra gồm: Hiện tại, chúng ta sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C – Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).

“Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này mang lại”, tác giả Bùi Hiền chia sẻ.

Từ đó, PGS Hiền kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu trình nhà nước. Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

PGS-TS Bùi Hiền cho biết: “Đề xuất của tôi có nhiều nhà ngôn ngữ họ thấy hợp lý vì chữ viết mới có một nguyên tắc thống nhất. Nhưng cũng có nhiều ý kiến phản bác vì cho rằng nếu cải tiến vậy sẽ phức tạp, có nhiều hệ lụy. Ví dụ kho tư liệu đồ sộ cũ chuyển sang chữ viết mới thì sẽ xử lý như thế nào. Và để thay đổi sẽ phải mất rất nhiều thời gian: thay đổi nhận thức, thay đổi cách học, cách dạy, sách giáo khoa cũng phải thay đổi, các văn bản, sách, báo, rồi lập trình chữ viết trên máy tính… Phải thay đổi từng bước một. Nhưng chỉ cần mất 1-2 năm là quen dần”.

Tuy nhiên, khi nội dung này được đưa ra, nhiều người bao gồm cả các nhà khoa học, nghiên cứu về ngôn ngữ đã lên tiếng phản biện khi cho rằng đề xuất thiếu cơ sở và thực tiễn khoa học.

Bộ GD&ĐT cũng đã lên tiếng về sự kiện này, Bộ cho rằng rất trân trọng tất cả công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của nhà khoa học. Tuy nhiên, để đưa một đề xuất liên quan đến cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế, cần có sự thẩm định của chuyên gia, ý kiến của các tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ. Bộ không đủ thẩm quyền và không dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

 Điểm chuẩn vào các trường sư phạm thấp kỷ lục

nganh-su-pham-diem-chuan-thap

Ảnh minh họa 

Nhìn chung, kết quả phổ điểm THPT quốc gia của các thí sinh trên cả nước năm nay tăng lên. Theo đó, điểm chuẩn của nhiều ngành cũng ở mức kỷ lục. Tuy nhiên, điều này lại không rơi vào ngành sư phạm, khi nhiều trường đại học chỉ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn (15,5), chưa kể đến hệ cao đẳng còn có mức điểm thụt lùi hơn nhiều so với năm trước. Nhiều trường thậm chí tuyển thí sinh đạt từ 3 điểm mỗi môn.

Cụ thể, trường Cao đằng Sư phạm Bắc Ninh lấy 9 điểm đầu vào cho 6/6 mã ngành tuyển thí sinh tỉnh ngoài, 4/6 mã ngành dành cho hộ khẩu trong tỉnh. Cao đẳng Sư phạm Gia Lai có 6/11 ngành gồm: sư phạm Văn, Toán, Lý, Hóa, Lịch sử, tiếng Anh đều lấy 9 điểm chuẩn. Mức này đã bao gồm cả điểm ưu tiên.

Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, Cao đẳng Sư phạm Thái Bình đều lấy 10 điểm thi THPT Quốc gia làm chuẩn đầu vào.

Ở trung tâm thủ đô Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Trung ương chỉ yêu cầu thí sinh trúng tuyển đạt từ 4,3 điểm thi THPT quốc gia mỗi môn.

Không chỉ bậc cao đẳng có điểm chuẩn thấp kỷ lục, ở bậc đại học, nhiều trường cũng lấy điểm trúng tuyển ngang với điểm sàn của Bộ GD&ĐT.

Điển hình, ĐH Hà Tĩnh lấy điểm chuẩn 15,5 cho tất cả ngành học, trừ Sư phạm Mầm non.

ĐH Sư phạm Thái Nguyên lấy điểm chuẩn nhiều ngành như Sư phạm Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Âm nhạc là 15,5.

Mức điểm này cũng là điểm chuẩn vào nhiều nhóm ngành của ĐH Vinh và ĐH Tây Nguyên...

Trước thực trạng, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nêu quan điểm: Mặc dù hiện nay sự đãi ngộ giáo viên đã được cải thiện khá nhiều, nhưng so với mặt bằng thu nhập trong xã hội thì chưa phải là cao, áp lực từ phía xã hội đối với người giáo viên ngày càng lớn. Không ít giáo viên phải “chân ngoài dài hơn chân trong” để làm thêm kiếm sống. Điều đó khiến ngành sư phạm kém hấp dẫn với những học sinh xuất sắc từ THPT.

 Kiến nghị giải tán Ban phụ huynh học sinh

ong-bo-sai-gon-1452

 

Theo đó, Võ Quốc Bình (TPHCM) có con đang theo học tại trường Tiểu học Hòa Bình, quận 1, cho biết mới đây anh đã viết thư kiến nghị giải tán ban cha mẹ học sinh.

Anh cũng chia sẻ thêm “Hội phụ huynh học sinh chứ không phải hội phụ thu học sinh hay hội họa sỹ” khi Ban đại diện cha mẹ học sinh đề xuất phụ huynh đóng tiền lót sàn gỗ cho lớp đầu năm học này.

Theo anh Bình gọi là Hội phụ huynh nhưng thực tế biến tướng hoạt động với mục tiêu “Hội phụ thu học sinh” để thực hiện “BOT học đường”.

Ông bố Sài gòn này chia sẻ quan điểm, hàng năm, ngân sách cho giáo dục là rất đáng kể rồi, vào nhất nhì trong các ngành, giáo viên có lương, nhà trường có ngân sách.“Vậy không hà cớ gì động đến đâu cũng kêu gọi phụ huynh đóng góp như kiểu từ thiện. Đây không khác nào là một hình thức móc túi người dân”- Ông Bình nêu quan điểm.

Bất ngờ kết quả xếp hạng đại học tại Việt Nam

144Xuanthuy

Ảnh minh họa: Báo Lao Động 

Trước đó, bảng xếp hạng đại học ở Việt Nam đã được công bố bởi nhóm 6 chuyên gia. Thứ tự trong bảng xếp hạng này đã gây tranh cãi khi nhiều trường ĐH trẻ xếp thứ hạng cao trong khi nhiều trường nổi tiếng lại xếp thứ hạng thấp.

Cụ thể: Theo tiêu chí này, một số trường ĐH top đầu như: ĐH Ngoại thương xếp thứ 23, ĐH Thương mại xếp 29, ĐH Kinh tế quốc dân xếp thứ 30, Học viện Tài chính đứng ở vị trí 40, ĐH Y Hà Nội xếp thứ 20, ĐH Dược xếp thứ 35; ĐH Y dược Hải Phòng đứng thứ 49 trong khi đó, trường ĐH Tôn Đức Thắng, ít người biết đến lại trong top 10 các trường đại học ở Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, bảng xếp hàng không đem lại tiếng nói độc lập, trung thực về bức tranh tổng thể của đại học Việt Nam hiện nay như tuyên bố.

Tranh cãi về đề xuất giải tán phòng giáo dục quận/huyện

2_131513

Ảnh minh họa 

Đưa kiến nghị của mình lên báo chí, thầy giáo Bùi Nam – một giáo viên tâm huyết với nghề cho rằng, để thực hiện mục tiêu Nghị quyết 19 của Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương là giảm 10% biên chế trong sự nghiệp công lập trong đó có ngành giáo dục, bên cạnh việc giảm các chức danh kế toán, y tế học đường, lái xe, bảo vệ, nhân viên phục vụ thì một nhóm đối tượng khác cũng cần được giảm đó là các... phòng giáo dục.

Thầy giáo đã phân tích: Theo số liệu thống kê ngân sách chi lương cho ngành giáo dục có đến 70% tổng quỹ lương khối sự nghiệp công lập.

Ngành giáo dục chiếm 52% biên chế sự nghiệp cả nước (1,2 triệu trong tổng số 2,3 triệu người).

Lực lượng cán bộ quản lý chỉ tính riêng từ mầm non đến trung học phổ thông (bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và cán bộ Phòng/ Sở giáo dục) trên giáo viên đứng lớp là khá lớn:

Mầm non là 35.833/132.294 viên chức chiếm tỉ lệ 27,08%, tiểu học 35.010/363.249 chiếm tỉ lệ 9,64%, trung học cơ sở 24.627/207.085 chiếm tỉ lệ 11,9%, trung học phổ thông 8.351/119.826 chiếm tỉ lệ gần 7%;

Tính chung trên cả nước cán bộ quản lý từ mầm non đến trung học phổ thông là 103.821/ 822.454 viên chức chiếm 12,6%.

Con số này chưa kể đến lực lượng viên chức tăng cường về thực hiện nhiệm vụ tại Sở/Phòng GD nhưng vẫn nhận lương tại các trường.

Thầy Nam cho rằng đó là con số quá lớn và cồng kềnh, nó làm tăng thêm sự ngột ngạt cho bức tranh biên chế đang ngày càng phình to.

Từ đó, thầy Nam góp ý: Cần giải tán các phòng giáo dục ở các huyện, quận trong cả nước, thay vào đó tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường. Như vậy, tại mỗi địa điểm cấp xã sẽ giảm được ít nhất 2 hiệu trưởng, 3 hiệu phó, cả nước có 10.732 đơn vị hành chính cấp xã, số lượng tinh giản được sẽ là rất lớn.

Nói về vấn đề trên, cô Minh Hà, giáo viên của một trường THPT chia sẻ quan điểm: "Suốt thời gian qua, các giáo viên đều chịu áp lực từ phía phòng giáo dục địa phương vì vậy chúng tôi không có cơ hội được sáng tạo thêm, nhà trường không được đổi mới. Phòng chỉ đạo thế nào chúng tôi phải làm thế dù không đồng tình".

Cùng với ý kiến trên, nhiều giáo viên cũng cho biết rằng việc bầu hiệu trưởng, hiệu phó các trường cần được trao quyền cho chính giáo viên trong trường để tránh việc độc đoán, chuyên quyền trong quản lý giáo dục.

Lan Anh (t/h)

Tin khác

Tin tức 18 giờ trước
AI Day 2024 sẽ diễn ra tại The Adora Center (TP.HCM) với chủ đề “Ứng dụng AI - Chìa khóa kinh doanh bứt phá”. Đây là sự kiện giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận kiến thức, công cụ và ứng dụng AI để tối ưu chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất và tạo lợi thế cạnh tranh.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 được tổ chức tại Quảng Ninh, dự kiến từ ngày 4 đến 9/11/2024.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong quý I/2024, lĩnh vực quản lý nhà nước và báo chí truyền thông đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, được dư luận xã hội quan tâm, ghi nhận.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Gần đây, một giáo viên trung học ở Mỹ đã bị bắt vì sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo giọng nói của hiệu trưởng, tạo ra nội dung phát ngôn xúc phạm học sinh và đồng nghiệp. Những phát ngôn này sau đó được lan truyền rộng rãi và gây ra phản ứng tiêu cực trong cộng đồng.
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Dự án “Những bức chân dung từ lụa vụn” ra đời nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng để cải thiện điều kiện lao động cho những “nghệ nhân” đặc biệt – những người đứng sau các tác phẩm tranh lụa đầy ấn tượng của Vụn Art.