SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 04/05/2024
  • Click để copy

Công ty TNHH Y dược cổ truyền Dược Minh Quang Đường bị tạm giữ lô TPCN không rõ nguồn gốc

11:16, 20/09/2023
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường số 10 (Cục QLTT Thanh Hóa) đã phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Thanh Hoá tạm giữ lô hàng hóa là thực phẩm chức năng (TPCN) chưa có hồ sơ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của Công ty TNHH Y Dược cổ truyền Dược Minh Quang Đường.

Công ty TNHH Y dược cổ truyền Dược Minh Quang Đường do ông Tô Văn Quảng là giám đốc, có địa chỉ tại: Thôn 2, xã Nông Trường, huyện Triệu sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đội Quản lý thị trường số 10 đã phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Thanh Hóa tiến hành kiểm tra đột xuất địa chỉ trên.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa phát hiện, Công ty TNHH Y dược cổ truyền Minh Quang Đường đang kinh doanh và tổ chức đóng gói, dán nhãn hàng hóa và xuất bán ra thị trường. Tuy nhiên, chủ cơ sở là ông Tô Văn Quảng chưa xuất trình được bất cứ giấy tờ nào có liên quan đến hàng hóa và hoạt động sản xuất, đóng gói hàng hóa của công ty.

duoc minh quang duong

 

Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 10 đã phát hiện gồm 678 lọ/hộp là thực phẩm chức năng các loại, 39 kg là nguyên liệu phục vụ cho đóng gói, dán nhãn và 01 máy in là phương tiện phục vụ cho việc đóng gói. Tất cả số hàng hóa trên có dấu hiệu vi phạm, nên lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã niêm phong và tạm giữ toàn bộ hàng hóa để tiếp tục xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định.

duoc minh quang duong1

 

duoc minh quang duong2

Lô hàng hóa bị thu giữ 

Có thể thấy, hiện tại, số lượng thuốc, thực phẩm chức năng giả xâm nhập vào hệ thống cung ứng thuốc và đến tay bệnh nhân ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề nhức nhối trong xã hội.

Tước đó, tại hội thảo “Thuốc và thực phẩm chức năng giả: Hiện trạng và giải pháp”, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường từng cho biết, thuốc và thực phẩm chức năng bị làm giả gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp làm ăn chân chính; quyền lợi người tiêu dùng; uy tín của nền kinh tế Việt Nam; đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ hội chữa bệnh của người tiêu dùng, hệ lụy để lại cho mỗi người và toàn xã hội.

Chỉ ra nguyên nhân của hành vi làm giả thuốc và thực phẩm chức năng, theo ông Nguyễn Đức Lê: Thứ nhất, lợi nhuận của hành vi sản xuất, buôn bán thuốc và thực phẩm chức năng giả là rất lớn; thứ hai, ý thức của người tiêu dùng chưa cao, vẫn tự ý mua thuốc không qua kê đơn tại các hiệu thuốc hoặc trên các chợ mạng; thứ ba, thương mại điện tử phát triển vượt bậc dẫn đến các đối tượng lợi dụng để bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Thứ tư, việc giám định thuốc hoặc thực phẩm chức năng đòi hỏi kinh phí lớn và thời gian dài để thẩm tra, xác minh; thứ năm, sự vào cuộc của doanh nghiệp, Hiệp hội có liên quan chưa cao, chưa đồng bộ, xuyên suốt; thứ năm, lực lượng quản lý thị trường còn cần được đào tạo chuyên sâu về kiến thức liên quan đến thuốc và thực phẩm chức năng cũng như thông tin kịp thời về thuốc, thực phẩm chức năng giả hoặc xâm phạm quyền.

“Riêng ngành dược, trong đó có thuốc và thực phẩm chức năng là các sản phẩm mang tính chất đặc thù. Bằng phương pháp thông thường, chúng tôi không thể dễ dàng phát hiện thật giả một cách chính xác. Việc kiểm nghiệm thành phần, chất lượng thuốc... là phương pháp được lựa chọn tối ưu để xác định độ thật giả của một sản phẩm. Tuy nhiên, chúng ta cần một khoản kinh phí lớn và thời gian dài để đánh giá, điều tra. Đây cũng là rào cản lớn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời vấn nạn thuốc và thực phẩm chức năng giả trên thị trường.

Bên cạnh đó, mặc dù lực lượng Quản lý thị trường được phân bổ rộng rãi trên khắp cả nước nhưng vẫn không đủ để đối đầu với đối tượng gian lận với số lượng đông đảo và ngày càng tinh vi, đến từ các ngành nghề khác nhau. Nói một các khác, lực lượng biên chế quản lý quá mỏng, dẫn đến việc phát hiện, xử lý, chống hàng giả còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế trên thực tế...”, ông Nguyễn Đức Lê nhấn mạnh.

Hà Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Bằng biện pháp nghiệp vụ, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp tiến hành kiểm tra Hộ kinh doanh BM SAĐÉC, địa chỉ: Khóm 4, Phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp do Nguyễn Thị Ngọc Ánh làm chủ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục QLTT tỉnh Hà Giang đã hoàn thiện hồ sơ xử phạt đối với cơ sở kinh doanh hơn 2.500 sản phẩm dầu gội giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Sau khi bị Sở Y tế TP.HCM tạm dừng hoạt động trong 4 tháng, bác sĩ tại Phòng khám Hà Đô cũng vừa bị xử phạt và tước chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh 18 tháng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện Quyết định của Cục QLTT tỉnh Gia Lai về việc ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề hoạt động kinh doanh dược năm 2024, Đội QLTT số 3 đã ra quân kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh dược tại 2 huyện Chư Prông và Đức Cơ từ ngày 15/4/2024 đến hết ngày 14/8/2024.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa qua đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 173,61 triệu đồng và tịch thu gần 5 tấn đường, buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.