SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Chuyển đổi số báo chí: Không chỉ là vấn đề công nghệ mà là vấn đề tư duy

08:28, 05/11/2022
(SHTT) - Chiều ngày 4/11, tại TP Sầm Sơn, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với Báo Nhà báo và Công luận tổ chức Hội nghị diễn đàn Tổng Biên tập với chủ đề: "Chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí Việt Nam: Xu thế tất yếu hay trào lưu nhất thời?".

 Sự kiện nằm trong khuôn khổ Gala Báo chí 2022, do Hội Nhà báo Việt Nam giao Báo Nhà báo & Công luận tổ chức, không chỉ là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp, diễn đàn lần này là cơ hội để các nhà quản lý báo chí, các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan báo chí cùng thảo luận làm rõ những vấn đề mang tính tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi số.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Lê Quốc Minh chia sẻ: “Từ đầu năm đến nay, chuyển đổi số báo chí đã trở thành chủ đề rất nóng. Đã có nhiều hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề này. Sự quan tâm của các cơ quan báo chí với vấn đề này càng ngày càng tăng, rõ ràng là chúng ta không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi số. Cả nước đang trong quá trình chuyển đổi số và báo chí cũng trong quá trình này. Nếu không muốn mất độc giả, khán thính giả và quan trọng hơn là nếu không đi theo lộ trình này, chúng ta sẽ không thực hiện được sứ mệnh của mình là đưa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến với những độc giả, trong nước và quốc tế".

chuyen doi so bao chi

 

Ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh: "Chúng tôi mong muốn chuyển đổi số báo chí không chỉ là trào lưu mới mà cần phải được lan toả, triển khai đến các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số không chỉ ở các cơ quan báo chí Trung ương, mà ở cả các cơ quan báo chí địa phương… Tuy nhiên, chúng tôi có thể khẳng định lại rằng, chuyển đổi số thành công hay không phải là nỗ lực tự thân của các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số không chỉ là vấn đề công nghệ mà là vấn đề tư duy, phải thay đổi tư duy của người đứng đầu cho đến toàn bộ toà soạn thì mới thành công".

Trong dòng chảy chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi số báo chí nói riêng, những vấn đề khiến nhiều cơ quan báo chí Việt Nam trăn trở là: Làm thế nào để có thể thực hiện chuyển đổi số báo chí; Chuyển đổi theo hướng nào?; Bài toán kinh phí, công nghệ sẽ được giải ra sao?...

Theo ông Lê Quốc Minh, việc kết hợp giữa báo chí và công nghệ được xem như một xu hướng chung của thế giới, theo mô hình Media-Tech hay Tech-Media. Khi mà các tờ báo trên thế giới đang đẩy mạnh đầu tư về mặt công nghệ (Media-Tech), còn các mạng xã hội mạnh về công nghệ lại đang đầu tư về mặt nội dung (Tech-Media).

Ông Lê Quốc Minh thừa nhận tài chính đúng là một vấn đề của hầu hết cơ quan báo chí do việc đầu tư vào công nghệ và phần mềm kỹ thuật số báo chí là rất đắt đỏ, cũng như không dễ tuyển dụng các lập trình viên cao cấp hay hợp tác với các công ty công nghệ. Ông Minh đưa ra một gợi ý khá thú vị về việc giải quyết vấn đề này. Đó là việc thay vì kết hợp với các công ty công nghệ lớn vốn đắt đỏ, thậm chí không mặn mà hợp tác với báo chí, thì các cơ quan báo chí có thể tìm kiếm các đối tác nhỏ, thậm chí các nhóm sinh viên công nghệ để tìm ra những giải pháp ấn tượng. “Đôi khi chúng ta tìm ra các đối tác vừa phải nhưng lại đem lại những kết quả hiệu quả, thay vì các đối tác lớn và có nhiều kinh nghiệm”, ông Minh chia sẻ.

Ông Minh cũng cho biết thêm, các hệ thống CMS của các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới là rất ấn tượng sau những trải nghiệm của riêng minh. Ông nêu ra một ví dụ rằng, với các nền tảng CMS hiện đại, các biên tập viên có thể làm việc ngay khi phóng viên đang viết. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc mua lại các công nghệ CMS hàng đầu là rất đắt đỏ, ngoài khả năng của phần lớn các cơ quan báo chí của Việt Nam. Thậm chí nếu không tận dụng được, đây còn được xem như một sự lãng phí. “Mua công nghệ tốt rồi mà không biết sử dụng thì cũng không giải quyết được việc gì”, ông Lê Quốc Minh chia sẻ.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cũng gợi mở: “Thay vì kết hợp với các công ty công nghệ lớn vốn đắt đỏ, thậm chí không mặn mà hợp tác với báo chí, thì các cơ quan báo chí có thể tìm kiếm các đối tác nhỏ, thậm chí các nhóm sinh viên công nghệ để tìm ra những giải pháp ấn tượng. Đôi khi chúng ta tìm ra các đối tác vừa phải nhưng lại đem lại những kết quả hiệu quả, thay vì các đối tác lớn và có nhiều kinh nghiệm”.

Tham luận về thực trạng chuyển đổi số báo chí Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, TBT Báo Điện tử Vietnamnet cho hay: Năm 2018, Báo Điện tử Vietnamnet được Bộ Trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giao nhiệm vụ trở thành một cơ quan báo chí đi đầu về chuyển đổi số.

Ông Tuấn thừa nhận, sự khởi đầu là rất khó khăn vì công ty công nghệ lớn không mặn mà với việc hợp tác với báo chí, hoặc đưa ra mức giá đề nghị quá cao. Cho đến nay, đây vẫn là một vấn đề lớn đối với các cơ quan báo chí nói chung. Do tại Việt Nam, các công ty công nghệ chuyên sâu về lĩnh vực báo chí vẫn không nhiều.

Cũng theo ông Tuấn, các cơ quan báo chí thường rất hào hứng với “chuyển đổi”, song khi đến phần “số” thì vấp phải nhiều khó khăn, do xây dựng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số là rất phức tạp và đắt đỏ.

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá cũng khẳng định: "Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhà báo và Công luận phối hợp cùng lãnh đạo các cơ quan báo chí tổ chức Diễn đàn Tổng Biên tập về chủ đề chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí là một nội dung hết sức có ý nghĩa… Đặc biệt, việc chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí đang là hướng đi quan trọng để nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền, là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để đưa nội dung của tờ báo đến với công chúng, làm tròn sứ mệnh cung cấp những thông tin khách quan, chính xác, tin cậy, hấp dẫn và nhân văn, đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển của đất nước".

Có thể thấy, đa số các ý kiến tại Diễn đàn cho rằng, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của Báo chí Việt Nam, là một trong những chìa khoá rất quan trọng, nếu không muốn nói là tiên quyết, để giải bài toán tồn tại của mỗi cơ quan báo chí. Chuyển đổi số sẽ giúp các cơ quan báo chí thay đổi toàn diện phương thức vận hành, quản lý, áp dụng công nghệ trong quy trình sản xuất và phân phối nội dung, để từ đó phát triển nền báo chí dữ liệu, có chất lượng, đảm bảo đúng giá trị nguyên bản của báo chí. Tuy nhiên, điều lãnh đạo các cơ quan báo chí trăn trở nhất vẫn là câu chuyện “bệ đỡ”, cụ thể là các bệ đỡ về cơ sở pháp lý, về đầu tư công nghệ, đào tạo nhân lực từ Nhà nước và các cơ quan chức năng...

Thanh Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Shimano - công ty nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất các bộ phận xe đạp đã tiết lộ một phát minh đột phá. Bằng sáng chế mới cho thấy Shimano đang phát triển một bộ truyền động không dây hoàn toàn mới mang lại hiệu suất tối đa cho các tay đua và người yêu xe đạp.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.