SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 05/05/2024
  • Click để copy

Chủ chương sáp nhập Ngành thú y Hà Nội cấp huyện với Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

11:27, 07/01/2023
(SHTT) - Trong 72 năm qua, ngành thú y Hà Nội đã có nhiều thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ. Sắp tới, một lần nữa Thú y cấp huyện sẽ sáp nhập với Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) để đáp ứng yêu cầu mới.

Tại sự kiện lễ kỷ niệm 72 năm thành lập và Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, ý thức chấp hành của một số tổ chức, cá nhân trong hoạt động, sản xuất kinh doanh con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y còn hạn chế gây khó khăn cho công tác quản lý.

linh1

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội. Ảnh: HL 

Như hoạt động buôn bán thuốc thú y online ngày càng phổ biến, không có địa điểm cố định, hoạt động chủ yếu trên mạng xã hội do vậy khó quản lý, nắm bắt tình hình. Cùng với đó, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỉ lệ cao, tình hình sử dụng thuốc thú y, vắc-xin tràn lan, khó kiểm soát.

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội, tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố là 1.058 cơ sở, trong đó có 25 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi có đăng ký kinh doanh là 767 cơ sở.

Số cơ sở buôn bán thuốc thú y là 646 cơ sở giảm 6,6% so với năm 2021, trong đó số cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y là 520 cơ sở.

Ông Tạ Văn Tường, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội nhận định, thực trạng vật tư đầu vào là hàng giả, hàng kém chất lượng hiện vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đòi hỏi Chi cục Chăn nuôi Thú y cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong tăng cường thanh kiểm tra để hạn chế tới mức tối đa.

Về công tác phòng, chống dịch bệnh, thời gian qua, các bệnh như tai xanh, viêm da nổi cục trâu bò, bệnh dại động vật, bệnh cúm gia cầm và bệnh lở mồm, long móng đều cơ bản ổn định và được kiểm soát tốt.

Hiện, toàn thành phố Hà Nội có 38 cơ sở chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh. Trong đó, 4 cơ sở chăn nuôi bò, 20 cơ sở chăn nuôi lợn và 14 cơ sở chăn nuôi gia cầm, có 12 cơ sở chăn nuôi gà và 2 cơ sở chăn nuôi vịt. Bên cạnh đó, 4 quận Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàn Kiếm và Ba Đình đã được cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh Dại động vật.

Với những kết quả đã đạt được, trong 6 tháng cuối năm 2022, Chi cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội đã tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm, báo cáo, khoanh vùng và xử lý kịp thời khi có ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra.

linh2

 

Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị triển khai tiêm phòng đại trà và bổ sung hàng tháng đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt từ 80% tổng đàn và lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng đợt 2 năm 2022 để đánh giá hiệu quả tiêm phòng. Bên cạnh đó, Chi cục cũng triển khai hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật tại 8 quận còn lại trước năm 2025.

 Trước những lo lắng trong việc sáp nhập, Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội sẻ: Việc Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội có chủ trương, kế hoạch thí điểm hợp nhất 3 đơn vị cấp huyện (Trạm Chăn nuôi và Thú y, trạm Trồng trọt và BVTV, trạm Khuyến nông) thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND huyện quản lý, thực sự là khó khăn, thách thức không nhỏ với ngành thú y để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Cùng với đó, những khó khăn ngành chăn nuôi, thú y Hà Nội tiếp tục phải đối mặt là những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến dịch bệnh phức tạp, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều bệnh mới, chủng mới xuất hiện, nhiều bệnh truyền nhiễm lây giữa người và động vật tái nhiễm, môi trường ô nhiễm nặng, chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán tỷ lệ còn cao…

Theo đó, Chi cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội đã tham mưu Sở NN-PTNT, UBND thành phố nhiều chính sách như: nâng cao chất lượng giống, khuyến khích đầu tư, hỗ trợ hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp….

Đặc biệt, từ năm 2020, khi Luật Chăn nuôi có hiệu lực, Chi cục đã tham mưu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết về khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn thành phố được chính quyền và người dân đồng thuận cao. 

"Trên chặng đường sắp tới, Chi cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tham mưu về chính sách, nhất là chính sách đặc thù trong phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng sinh học, hữu cơ, xây dựng chuỗi liên kết, chăn nuôi công nghệ cao tiến tới xuất khẩu để ngành chăn nuôi ngày càng phát triển hiệu quả, bền vững”, ông Nguyễn Ngọc Sơn cam kết.

Văn Linh

Tin khác

Tin tức 8 giờ trước
Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội công bố Nghị quyết của Ban Giám hiệu nhà trường bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã có Công văn số 1302/UBND-KTTH chỉ đạo một số Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Ngày 3/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký ban hành Công điện số 44/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Quyết không để cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm trong khu dân cư, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định di dời 700 cơ sở sản xuất, kinh doanh trong đô thị và khu dân cư, gây ra ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực.
Tin tức 22 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác.