SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 13/05/2024
  • Click để copy

Chi hội Hoàng mai Bắc sông Hương: Lên 'dây cót' phát triển xứ sở Mai vàng

12:03, 15/08/2023
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết Chi hội Hoàng mai Bắc sông Hương vừa tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2022 – 2027. Đại hội là dịp Chi hội lên "dây cót" để cùng Hội Hoàng mai Huế xây dựng, phát triển thương hiệu xứ sở mai vàng Huế.

Ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Thừa Thiên Huế - tham dự Đại hội bày tỏ kỳ vọng Chi hội sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần chơi mai vàng, sự tâm huyết và gắn bó để xây dựng Chi hội Hoàng mai Bắc sông Hương ngày càng vững mạnh, góp sức cùng Hội Hoàng mai Huế đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam.

Tiến sĩ Hồ Thắng – Giám đốc Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế - cho hay: “Việc thành lập Chi hội Hoàng mai Bắc sông Hương sẽ tạo nên sự gắn bó cho các hội viên, các tổ chức, cá nhân để phát triển, kích thích sản xuất đồng thời góp phần khẳng định thương hiệu xứ sở Mai vàng của Huế”.

Qua Đại hội, các nghệ nhân trồng mai cùng nhau tích cực hưởng ứng một cách có hiệu quả để xây dựng Chi hội ngày một phát triển hơn, lan tỏa phong trào chơi mai để Mai vàng có giá trị gắn liền vùng đất văn hóa, nghệ thuật của Huế.

Anh Hoa

  Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế - Phan Ngọc Thọ cùng Tiến sĩ Hồ Thắng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế chúc mừng Ban Chấp hành Chi hội Hoàng mai Bắc sông Hương khóa I - Ảnh: Đ.P

Đại hội của Chi hội Hoàng mai Bắc sông Hương lần thứ nhất đã xác định mục tiêu chung của Chi hội theo Điều lệ của Hội Hoàng Mai Huế. Đó là các mục tiêu: Trở thành Chi hội có thực lực, là chỗ dựa tin cậy của các cá nhân, tổ chức, hội viên và các Chi hội khác. Chi hội đóng góp thiết thưc cho sự phát triển của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm cây Hoàng mai của tỉnh nói chung và của thành viên Chi hội Hoàng mai Bắc sông Hương nói riêng.

Bên cạnh đó, Chi hội đề ra mục tiêu góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho các hội viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm cây Hoàng mai thông qua phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, đào tạo và đề xuất chính sách.

Chi hội Hoàng mai Bắc sông Hương còn hướng tới mục tiêu tạo ra sân chơi của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm Hoàng mai Huế, nơi các hội viên hợp tác bình đẳng, thân thiện cùng phát triển.

bi thu phat bieu (2)

 ng Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tham dự Đại hội. Ảnh: Đ.P.

Tại Đại hội, các đại biểu bầu ra Ban Chấp hành của Chi hội Hoàng mai Bắc sông Hương với 11 thành viên trong số 37 thành viên của Chi hội. Ban Thường vụ Chi hội gồm 3 thành viên: Ông Ngô Văn Đức được bầu làm Chi hội trưởng; ông Trần Văn Tuệ, ông Hồ Văn Mẫn được bầu làm Chi hội phó. Trưởng ban kiểm tra Chi hội là ông Lương Thanh Phú.

Hoàng mai Huế được trồng lâu đời ở cung đình, phủ đệ, dinh thự, sân đình, cửa chùa, sân nhà người dân. Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân Huế. Hoàng mai Huế là loài hoa nổi tiếng và phổ biến trong đời sống của người dân cố đô từ nhiều đời. Đặc biệt, tại Huế người dân thường trồng Hoàng mai trước ngõ, trở thành cây hoa gần gũi, quen thuộc làm đẹp cho không gian nhà, không gian vườn.

Hiện, nhằm xây dựng thiết chế quảng bá hình ảnh và phát huy giá trị thương hiệu xứ sở Mai vàng của Việt Nam, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đưa Mai vàng Huế vào danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh. Qua đó, Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm Mai vàng Huế, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở, câu lạc bộ… phát triển Mai vàng Huế trở thành sản phẩm thương mại có giá trị cao.

Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế chủ trì việc thành lập Hội Mai vàng Huế bao gồm các chi hội, câu lạc bộ Mai vàng Huế và các doanh nghiệp, cá nhân, nghệ nhân sinh vật cảnh sản xuất – kinh doanh Mai vàng Huế.

13

 Đại hội lần thứ I của Chi hội Hoàng mai Bắc sông Hương nhiệm kỳ 2022 - 2027. Ảnh: Đ.P

Hội Mai vàng Huế sẽ là chủ thể thực hiện các hoạt động: Quy tụ nghệ nhân, những người yêu thích cây Mai vàng trên toàn tỉnh, nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp phát triển Mai vàng Huế. Hội được giao làm quản lý chỉ dẫn địa lý Mai vàng Huế khi đăng ký thành công, nhằm quản lý các cơ sở Mai vàng Huế đúng chuẩn được sử dụng thương hiệu, đồng thời bảo vệ quyền khai thác, sử dụng quyền sở hữu trí tuệ - thương hiệu Mai vàng Huế.

Hội Mai vàng Huế sẽ đứng ra tổ chức các cuộc thi, triển lãm nghệ thuật bonsai Mai vàng Huế. Hội cũng sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức Lễ hội Mai vàng Huế hàng năm, các chợ phiên và nhiều hình thức khác nhằm quảng bá, tuyên truyền Mai vàng Huế.

Trong tương lai, Thừa Thiên Huế dự định đưa Mai vàng Huế xây dựng trở thành sản phẩm du lịch mới, đặc sắc của Huế - Việt Nam, xây dựng các tour – tuyến phục vụ tham quan du lịch các rừng mai, vườn mai tại các địa điểm trên địa bàn tỉnh. Qua đó Ngành Văn hóa sẽ lồng ghép vào các đề án, chương trình để bảo tồn, phát huy, quảng bá nét văn hóa đặc trưng của Thừa Thiên Huế đến du khách trong và ngoài nước.

Bảo Hòa

Tin khác

Tin tức 7 giờ trước
Ngày 11/5, Big Invest Group (BIG) và Martin Group tổ chức Lễ công bố ký kết hợp tác tại trụ sở Hệ thống Giáo dục chất lượng cao – Martin Academy đường Dũng Sĩ Điện Ngọc (TX Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, trong khuôn khổ chương trình giao lưu bóng đá, câu lạc bộ Anh em đã hỗ trợ số tiền 160 triệu đồng nhằm xây dựng nhà ở cho người nghèo huyện Bá Thước.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Trong khuôn khổ chương trình ‘’Trao một cuốn sách- tặng một tương lai’’, vừa qua Trường THCS Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội đã tổ chức buổi trao tặng sách cho các em học sinh tại trường.
Tin tức 1 ngày trước
Bluewise - đơn vị chuyên tư vấn về đầu tư và định cư Úc theo diện Doanh nhân và Nhà đầu tư – vừa tổ chức thành công và ấn tượng hành trình "Tour Exploring Australia’s IT Landscape" từ ngày 1/5 – 8/5.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Đảng bộ và Nhân dân xã Bát Mọt (Thường Xuân) đang tập trung phát triển sản xuất, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, làm nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới (XDNTM).