SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 04/05/2024
  • Click để copy

Châu Á hỗ trợ châu Âu vượt khó

10:42, 10/06/2013
Phát biểu tại Tokyo trong ngày cuối cùng của chuyến công du Nhật Bản, Tổng thống Pháp Francois Hollande nhấn mạnh châu Âu cần phải có những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và ông không ngần ngại ủng hộ chính sách kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Tầm quan trọng của châu Á

Theo AFP, hiện nay Pháp là nhà đầu tư lớn thứ 3 của Nhật Bản, ngược lại Nhật Bản nắm vị trí số 1 trong các nhà đầu tư châu Á tại Pháp. Kinh tế Pháp hiện đang trong tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp không ngừng lập kỷ lục mới, sức cạnh tranh còn yếu ớt. Bởi thế, Tổng thống Pháp mới nhắm đến khu vực đang nổi lên tại châu Á, trong đó có Nhật Bản, để tìm kiếm sự tăng trưởng.  

Những năm qua, châu Á là khu vực ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, xu hướng trên sẽ tiếp tục trong những năm tới. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2013 toàn khu vực châu Á đang phát triển sẽ đạt mức tăng trưởng trên 7%, trong đó trung bình là 5,5% đối với 5 thành viên lớn trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và 8,2% của Trung Quốc, Nhật Bản được ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất khu vực cũng ở mức trên 1%. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) tăng trưởng dự kiến ở mức âm tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) trong năm 2013. Điều kiện như vậy là cơ sở để đưa ra dự báo rằng phát triển kinh tế của châu Âu sẽ đến từ châu Á. Hơn nữa trong năm 2012, chính nhờ sự năng động về nguồn cầu của châu Á mà nước Pháp đã vượt qua suy thoái.

Hai khu vực đang ngày càng hội nhập mạnh và mối quan hệ này phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau. EU là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, là điểm đến ưu tiên đối với xuất khẩu của châu Á và cũng là nhà đầu tư trực tiếp hàng đầu vào châu Á. Ngược lại, châu Á là thị trường quan trọng hàng đầu đối với các nước châu Âu và mối quan hệ thương mại giữa hai châu lục này không ngừng tăng lên trong 10 năm qua.

Cần chiến lược phối hợp

Trao đổi thương mại giữa hai bên đã tăng 50% trong 6 năm gần đây, trở thành một trong những đối tác thương mại chính của thế giới, chiếm 60% trao đổi thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, các nền kinh tế châu Âu đối mặt với nguy cơ không còn được hưởng lợi từ sự năng động của các đối tác châu Á, bởi những thay đổi lớn đang hiện ra tại châu Á, có thể làm thay đổi thế cờ. Thứ nhất, có những khả năng lớn trong một số năm tới Trung Quốc tiếp tục là “công xưởng của thế giới”. Thị trường nước này sẽ phát triển nhờ vào các tầng lớp trung lưu tiêu thụ nhiều sản phẩm sản xuất trong nước hay của châu Á chứ không chỉ riêng các sản phẩm xa xỉ đến từ châu Âu. Xuất khẩu của các nước châu Á khác tới Trung Quốc cũng không ngừng tăng. Thứ hai, châu Á mới nổi ngày càng ít phụ thuộc vào các dòng tài chính phương Tây và nhất là từ châu Âu. Trong khi các nước EU gặp khó khăn trong đàm phán ký kết các hiệp định đối tác kinh tế với các đối tác châu Á, thì chiến lược của Mỹ nhằm tái cân bằng ảnh hưởng không chỉ liên quan tới lĩnh vực quân sự mà còn mở rộng sang lĩnh vực thương mại và kinh tế, như dự án Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm duy trì ảnh hưởng trong khu vực.

Đến nay, lợi ích kinh tế của các nước châu Âu tại châu Á là rất đáng kể về ngắn cũng như dài hạn, EU vẫn hết sức cần châu Á, song các vụ tranh cãi thương mại dai dẳng giữa EU với Trung Quốc gần đây cho thấy dấu hiệu rạn nứt và nguy cơ châu Á đang xa rời châu Âu. Hơn nữa, sự suy giảm lợi ích của các nước châu Á đối với EU còn thể hiện qua sự thiếu vắng đại diện cấp cao của một số nước châu Á trong các hội nghị thượng đỉnh với châu Âu. Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định: “Đã đến lúc châu Âu phải hành động và đề ra một chiến lược phối hợp để bảo vệ các lợi ích tại châu Á bằng cách tăng cường quan hệ song phương và đa phương”

Tin khác

Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Gần đây, một giáo viên trung học ở Mỹ đã bị bắt vì sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo giọng nói của hiệu trưởng, tạo ra nội dung phát ngôn xúc phạm học sinh và đồng nghiệp. Những phát ngôn này sau đó được lan truyền rộng rãi và gây ra phản ứng tiêu cực trong cộng đồng.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Hàng trăm y tá từ khắp California đã mặc áo sơ mi đỏ và cầm biển hiệu ghi “Hãy tin tưởng y tá, không phải AI” biểu tình bên ngoài Trung tâm Y tế San Francisco của Kaiser Permanente để phản đối việc hệ thống bệnh viện lớn sử dụng trí tuệ nhân tạo để chăm sóc cho các bệnh nhân.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Viện Phát triển và Quản lý quốc tế (IMD) phối hợp Tổ chức Thành phố Thông minh bền vững thế giới (WeGO) tháng 4/2024 đã công bố bảng xếp hạng các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024. Trong đó, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 97.