SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 16/05/2024
  • Click để copy

Cây dược liệu: Sức sống mới cho đồng bào vùng cao Thanh Hóa

11:10, 21/09/2023
(SHTT) - Tư duy mới, tận dụng lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu với chủ trương phát triển cây dược liệu Thanh Hoá nói chung, các huyện miền núi xứ Thanh nói riêng có thu nhập cao, ổn định đời sống, xoá được đói, giảm được nghèo vươn lên làm giàu, góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp

Được biết với chủ trương phát triển nền nông nghiệp hiện đại, thay đổi thói quen canh tác nhỏ lẻ, tự phát của người dân vùng cao, đặc biệt là tư duy trong sản xuất. Kết hợp với việc chuyển đổi cây trồng có giá trị thấp sang trồng loại cây giá trị theo mô hình công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trong những năm gần đây tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nông nghiệp trong đó phát triển cây dược liệu đã mang lại kết quả lớn cho nông nghiệp Thanh Hoá đặc biệt là cho nông nghệp vùng cao. 

Thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho thấy, toàn tỉnh hiện có gần 1.000 loài cây dược liệu. Đặc biệt trong đó có khoảng 20 loài dược liệu quý như ba kích, đinh lăng, hòe, hương nhu trắng, sa nhân, huyền sâm, xuyên tâm liên, nghệ vàng, cà gai leo…, Các cây dược liệu quý chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi như Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hoá… Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang tập trung phát triển cây dược liệu.

cdl

Cây dược liệu nhân lên niềm hy vọng, mở ra hướng đi mới mang lại giá trị kinh tế cao cho nông nghiệpThanh Hóa.

Hiện nay tại xã Điền Trung huyện Bá Thước có gia đình Ông Nguyễn Đại Hải đã có cuộc sống ổn định hơn nhờ trồng dược liệu. Mỗi năm trung bình cây dược liệu giúp gia đình ông có thu nhập từ 500- 600 triệu đồng. Không những vậy, gia đình ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động là bà con sinh sống tại địa phương.

Bên cạnh đó, HTX Pù Luông đang trồng 5 ha dược liệu ở huyện Bá Thước. Trong đó có nhiều dược liệu như cây chè đắng, xạ đen, cà gai leo, hoạt ngọc, ngải cứu… Trên địa bàn toàn huyện, HTX Pù Luông hiện có 20 thành viên tham gia trồng cây dược liệu. Bên cạnh việc hướng dẫn và hỗ trợ người dân trong công tác nuôi trồng, HTX đã liên kết lâu dài với doanh nghiệp chuyên thu mua dược liệu thô. Hàng năm đạt sản lượng lên tới 50 tấn/năm. Tuy đầu ra có nhiều tiềm năng nhưng nguồn cung hiện vẫn chưa đủ. Năm 2023, HTX Pù Luông đã mở rộng vùng trồng dược liệu ra nhiều địa phương khác với khoảng 80 thành viên tham gia.

Theo kế hoạch, diện tích trồng cây dược liệu được mở rộng ra nhiều địa phương. Dự kiến trong năm 2023, HTX sẽ phát triển khoảng 63 ha ở 8 xã, với hàng trăm hộ tham gia trồng; trong đó quý I/2023 đã trồng được 16 ha ở 2 xã Thiết Ống và Lũng Cao.

 Huyện Quan Sơn cũng đang nhân rộng mô hình phát triển cây dược liệu tăng thu nhập cho người dân vùng cao. Để nhân rộng và phát triển cây dược liệu, huyện Quan Sơn đã quy hoạch vùng trồng dược liệu tập trung chất lượng cao tại khu Vũng Cộp, thuộc bản Chanh, xã Sơn Thủy, quy mô 250 ha. Hiện tại huyện Quan Sơn có một số cây đang trồng cho hiệu quả kinh tế cao như:Mã tiền, hà thủ ô đạt 400 triệu đồng/ha; thổ phục linh đạt 200 triệu đồng/ha...

Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (huyện Thường Xuân) có đặc điểm nóng ẩm, mưa nhiều, là điều kiện tốt để các loài cây dược liệu phát triển. Tại các xã Vạn Xuân, Luận Khê, Luận Thành, Xuân Cẩm, một số doanh nghiệp đã cùng các hộ dân liên kết trồng cây cát sâm, ký các hợp đồng cung cấp cây giống, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ và bao tiêu sản phẩm. Theo kế hoạch, từ năm 2023 trở đi, mỗi năm các hộ dân của ba xã này sẽ phát triển thêm khoảng 30ha cát sâm, tạo thành vùng nguyên liệu ổn định trên địa bàn.

Để khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các huyện miền núi; đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập của người dân miền núi UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án "Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025". Mục tiêu đến năm 2025, phát huy được 33 đối tượng mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm lợi thế để xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp từng vùng, miền; khai thác tiềm năng lợi thế của khu vực miền núi; tạo sinh kế, việc làm cho bà con nâng cao thu nhập, ổn đinh đời sống vươn lên làm giàu xây dựng quê hương đất nước ngày càng khang trang giàu đẹp.

Nguyễn Khang

Tin khác

Kinh tế 17 giờ trước
(SHTT) - Theo thông báo từ Ngân hàng Nhà nước, vào sáng mai sẽ tổ chức phiên đấu giá vàng lần 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.
Kinh tế 18 giờ trước
(SHTT) - Công ty Cổ phần One Capital Hospitality (“Công ty hoặc “OCH”) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 , thông qua nhiều nội dung quan trọng về định hướng kinh doanh cho đến năm 2029.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ước tính doanh thu thị trường xuất khẩu nước ngoài khoảng 7,5 tỷ USD, đóng góp 80% tổng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Tính đến hết tháng 4/2024, TX Đông Triều đã đón tiếp 619.472 lượt khách, tăng 218.881 lượt so với cùng kỳ năm 2023; đạt 77% so với chỉ tiêu tỉnh giao năm 2024 (800.000 lượt). Trong đó, khách du lịch quốc tế là 18.982 lượt, đạt 63,2% so với chỉ tiêu thị xã giao năm 2024 (30.000 lượt)...
Kinh tế 4 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa đã phối hợp với CTCP Sáng tạo xanh Việt Nam và Trung tâm Tư vấn đầu tư và phát triển khoa học công nghệ môi trường Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học 'Chuyển đổi xanh' - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa.