SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Câu chuyện phóng viên

11:00, 02/07/2018
(SHTT) - Phóng viên là nghề vất vả trăm bề, ngoài việc tác nghiệp, học hỏi, họ còn phải chịu áp lực từ các sếp chỉ đạo không sát với thực tế.

Mấy năm trước, một sếp lớn của báo L, bỗng dưng cắt cớ buộc tất cả các phóng viên khi viết tin, bài phải có video clip kèm theo, nhằm tránh chuyện phóng viên ngồi một chỗ rồi xào bài của báo bạn, vi phạm sở hữu trí tuệ, làm ảnh hưởng đến uy tín của tờ báo. Chuyện này tưởng chừng như dễ dàng thực hiện theo cách nghĩ của sếp, nhưng thực tế thì rất khó áp dụng. Bởi, phóng viên mới vào nghề thường nghèo, thì họ lấy gì mà trang thiết bị tác nghiệp video clip? Đâu phài ai cũng có điện thoại thông minh, ai cũng có thể sắm cho mình một máy ảnh có chế độ quay phim... Và đâu phải bất kể thông tin nào cũng có quyền quay phim (kể cả chụp ảnh) nếu thuộc tin nhạy cảm...

phong vien

 Phương tiện hành nghề bị vỡ nát 

Trong cuộc sống, có những việc tưởng đúng, lại hóa sai và ngược lại. Việc  sếp này yêu cầu clip là đúng, nhưng không hợp quy luật khách quan của cuộc sống. Bởi, khó có ai có thể bắt được sự vận dụng thông minh, linh hoạt trong tác nghiệp của các phóng viên để có sức theo nghề mang tính đào thải này một cách lâu dài.

 Đương nhiên, mọi người đều không có ý cổ súy cho những điều xấu, nhưng quy luật khách quan của cuộc sống, cần được tôn trọng. Cụ thể là, nếu phóng viên mải quay clip, thì phóng viên lấy đâu ra thời gian lắng nghe và tư duy về sự việc đang diễn ra? Với lại, cơ chế sử dụng tin bài của các báo mạng cần thiết phải khích lệ phóng viên trau dồi và thể hiện năng lực tư duy, vì nếu như phóng viên không có thời gian để ngẫm nghĩ và cũng không thấy cần thiết phải đầu tư thời gian cho việc này, thì nghề báo sẽ ra sao? Lúc đó sẽ trở thành một thợ quay phim chứ không phải hành nghề phóng viên. Đó là chưa nói đến những hiểm nguy có thể đến bất cứ lúc nào, ai sẽ là người bảo vệ cho phóng viên?

Phóng viên đi tác nghiệp bên ngoài gặp tai nạn cũng thường xảy ra, gây cho họ tổn thương về sức khỏe và tiêu tốn tiền bạc. Ngày 3-9, chặng 2 Giải Xe đạp quốc tế VTV – Cúp Tôn Hoa Sen 2017 với lộ trình 151 km từ Hà Nội đi TP Thanh Hóa. Ngay khi vào đia phận Thường Tín (Hà Nội), mưa và gió ngược khiến tốc độ đoàn đua chậm lại, cho đến khi cả đoàn vào Ninh Bình thời tiết mới bắt đầu nắng hanh. Do vậy, với tốc độ trung bình là 43,803 km/g, phải hơn 3 giờ 26 phút 50 giây thì chặng 2 mới được hoàn thành. Sau qua khỏi Tam Điệp vào địa phận tỉnh Thanh Hóa, do mặt đường xấu, một VĐV mô tô chở phóng viên Nguyễn Việt Thắng của Đài phát thanh và truyền hình Vĩnh Long đã lạc tay lái và té ngã nhiều vòng. Tai nạn xảy ra làm những người trên xe mô tô bị xây xước nặng, riêng máy quay phim hiệu Sony do phóng viên Thắng đang sử dụng hư nát, vỡ ra thành nhiều mảnh. Riêng xe máy (trị giá hơn 300 triệu đồng) chở VĐV bị hư nặng, phải chuyển về TP HCM.

phong vien 1

 Lực lượng Y tế cấp cứu cho phóng viên Việt Thắng 

Chuyện phóng viên bị đe dọa hay bị đánh khi quay clip thì xảy ra rất nhiều. Vừa qua, phóng viên của báo Giao thông - Hứa Vĩnh Nhân đang tác nghiệp quán bar Lost And Found (quận Hải Châu-TP Đà Nẵng)  đã bất ngờ bị đấm vào bụng, mặt. Sự việc được những người trong quán phát hiện, ôm kẻ đánh phóng viên lại và đưa ra ngoài. Tuy nhiên, người này sau đó quay lại tiếp tục chỉ mặt uy hiếp dù phóng viên đang bị chảy máu mũi. Làm việc với công an họ cho rằng, họ là khách tới chơi chứ không phải nhân viên quán. Họ nghi ngờ anh Nhân quay phim, chụp ảnh họ nên bức xúc dẫn đến sự việc.

phong vien 2

 Hình ảnh phóng viên Hứa Vĩnh Nhân bị đấm trích xuất từ máy quay an ninh. Ảnh: Facebook Khôi Nguyên

 Chuyện khác, trong lúc ghi hình xe quá tải tại khu tái định cư thuộc khu vực 2, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, anh Dương Dũ Tuấn, phóng viên Báo Nông Thôn Ngày Nay, đã bị 1 thanh niên đi xe ô tô mang BKS 77A-057.38 chặn giữa đường. Anh Tuấn kể: “Vừa bước xuống, nam thanh niên này đẩy tôi rớt xuống xe rồi lớn giọng hỏi chúng mày chụp cái gì, địa bàn làm ăn của tao, ai cho chúng mày chụp? Tôi chưa kịp phản ứng gì thì bị nam thanh niên này dùng tay đấm thẳng vào mặt. Ngay sau đó, tôi trả lời là phóng viên ghi nhận xe quá tải gây bụi bặm thì nam thanh niên này liền lấy dao sắt loại lớn dí mạnh vào đầu, dọa giết. Ngoài ra, nam thanh niên này liên tục chửi bới, vung dao đòi chém người, máy ảnh và yêu cầu tôi xóa ảnh".

phong vien 3

 Dương Dũ Tuấn, phóng viên Báo Nông Thôn Ngày Nay bị 1 thanh niên cầm dao dọa chém

Nghề phóng viên khi tác nghiệp mà quay clip bị đối phương phát hiện là nguy hiểm như vậy đó. Trong lúc chưa có các biện pháp bảo vệ an toàn cho phóng viên, thì các sếp ngồi phòng lạnh hãy nghĩ việc gì đó tốt cho nghiệp vụ của phóng viên hơn là ra điều kiện tạo thêm áp lực cho nghề nghiệp vốn dĩ gian nan này.

Thành An

Tin khác

Tin tức 5 giờ trước
AI Day 2024 sẽ diễn ra tại The Adora Center (TP.HCM) với chủ đề “Ứng dụng AI - Chìa khóa kinh doanh bứt phá”. Đây là sự kiện giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận kiến thức, công cụ và ứng dụng AI để tối ưu chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất và tạo lợi thế cạnh tranh.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 được tổ chức tại Quảng Ninh, dự kiến từ ngày 4 đến 9/11/2024.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong quý I/2024, lĩnh vực quản lý nhà nước và báo chí truyền thông đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, được dư luận xã hội quan tâm, ghi nhận.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Gần đây, một giáo viên trung học ở Mỹ đã bị bắt vì sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo giọng nói của hiệu trưởng, tạo ra nội dung phát ngôn xúc phạm học sinh và đồng nghiệp. Những phát ngôn này sau đó được lan truyền rộng rãi và gây ra phản ứng tiêu cực trong cộng đồng.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Dự án “Những bức chân dung từ lụa vụn” ra đời nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng để cải thiện điều kiện lao động cho những “nghệ nhân” đặc biệt – những người đứng sau các tác phẩm tranh lụa đầy ấn tượng của Vụn Art.