SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 06/05/2024
  • Click để copy

Căng thẳng Nga - phương Tây: Biến sức ép thành cơ hội cải cách

09:36, 07/04/2014
Cuộc khủng hoảng Ukraine, kéo theo việc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, đã dồn Nga vào những khó khăn mới. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng chính sức ép này lại trở thành động lực thúc đẩy Nga tăng cường cải cách, đổi mới.

Khó khăn trùng trùng

Tăng trưởng của kinh tế Nga chững lại với mức 0,3% trong tháng 2-2014, trong bối cảnh lạm phát tăng nhanh, đầu tư suy giảm. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, tài sản dự trữ của Nga đã giảm xuống 493,3 tỷ USD trong tháng 2-2014, so với mức 509,6 tỷ USD trong tháng 12-2013. Ngân hàng Trung ương Nga đã phải tăng lãi suất thêm 1,5 điểm % để ngăn chặn sự xuống giá của đồng rouble. Từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán Nga đã giảm 18%, còn đồng rouble giảm gần 9%. Theo số liệu mới nhất của Công ty EPFR Global, từ tháng 9-2013 đến giữa tháng 3-2014, các nhà đầu tư đã rút khoảng 4,4 tỷ USD đầu tư cổ phiếu và 4,1 tỷ USD đầu tư trái phiếu.

Sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh việc bán chứng khoán, trái phiếu, đồng rouble cũng như rút vốn đầu tư khỏi thị trường này. Sau đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama ban hành lệnh cấm cấp thị thực và phong tỏa tài sản đối với một số quan chức của Nga và Crimea. Mỹ cũng đã cấm cấp giấy phép xuất khẩu các dịch vụ và mặt hàng liên quan đến quốc phòng cho Nga. Thêm vào đó, Nhóm 8 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G-8) ngừng hoạt động và 7 nước còn lại gọi là G-7 sẽ họp chính thức tại Brussels (Bỉ) mà không có Nga.

Trong quý 1-2014, lượng vốn chảy ra khỏi Nga đạt mức kỷ lục 70 tỷ USD, cao hơn cả tổng số tiền 63 tỷ USD chảy khỏi nước này trong cả năm 2013, do giới đầu tư lo ngại Nga sẽ bị phương Tây trừng phạt và quan hệ căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây. Chiều hướng này có nguy cơ trầm trọng hơn do căng thẳng leo thang tại Ukraine và những đe dọa trừng phạt mới sẽ làm giới đầu tư thêm e ngại. Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev vừa cho biết, dòng vốn rút khỏi nước này có thể vào khoảng 100 tỷ USD trong năm 2014 cũng như có thể khiến nhịp độ tăng trưởng của kinh tế không đạt được mức 2,5% mà chính phủ Nga đưa ra trước đó.

Trên trường quốc tế, quan hệ “lạnh nhạt” với EU và Mỹ đã khiến Nga vừa bị hai hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch và Standard & Poor’s hạ dự báo triển vọng tăng trưởng của kinh tế Nga từ ổn định xuống tiêu cực và rất có thể lãi suất các khoản vay tài chính của nước ngoài sẽ tăng lên 10%-11%/năm. Giới kinh tế tính toán nếu gộp chung tất cả các thiệt hại thì Nga có thể mất đến 50 tỷ USD để có được Crimea.

Sức ép thành động lực

Dù việc sáp nhập Crimea ảnh hưởng đến việc Nga triển khai các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, song không ít chuyên gia cho rằng kinh tế Nga vẫn có thể đạt mức tăng trưởng dự kiến 2,5%-3% trong năm 2014. Ngoài những tác động bất lợi và khó khăn, căng thẳng với phương Tây hiện nay cũng đem lại không ít cơ hội.

Về nội địa, khó khăn từ bên ngoài sẽ khiến kinh tế Nga tự nâng cao “sức đề kháng”, thúc đẩy cải cách để hỗ trợ tăng trưởng và đưa ra các chính sách tăng trưởng theo hướng giảm bớt và giảm dần sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. Thêm vào đó, các nhà đầu tư Nga cũng có thể rút bớt vốn đầu tư ở nước ngoài về đầu tư trong nước. Giải pháp này được trông đợi sẽ là giải pháp cho kinh tế Nga trong lúc khó khăn, dù rằng điều này chưa thể diễn ra ngay do các nhà đầu tư Nga cần thời gian để điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

Về tác động lên thị trường tài chính, giám đốc một số quỹ đầu tư lớn lại nhìn thấy cơ hội đầu tư từ thị trường chứng khoán Nga vào thời điểm thị trường này được đánh giá là một trong những thị trường rẻ nhất thế giới. Chủ tịch công ty Rogers Holdings, Jim Rogers, còn ví von “đây là thời điểm để mua nước Nga”. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán Nga có thể “hút” trở lại các dòng vốn đầu tư, đặc biệt từ châu Á vì châu Á không ủng hộ cấm vận của Mỹ và EU đối với Nga. Từ đó, Nga có thể đẩy thị trường chứng khoán đi lên. Phó Thủ tướng thứ nhất Igor Shuvalov mới đây tuyên bố Nga sẽ không rời khỏi các thị trường tiêu thụ truyền thống, song sẽ tìm kiếm các đối tác mới. Tổng thống Nga Vladimir Putin còn tuyên bố sẽ phát triển hệ thống thanh toán của mình, đồng thời xúc tiến đưa vào hoạt động một định chế ngân hàng và tài chính trong Liên minh kinh tế Á - Âu vào năm 2025.

Tin khác

Tin tức 4 ngày trước
(SHTT) - Gần đây, một giáo viên trung học ở Mỹ đã bị bắt vì sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo giọng nói của hiệu trưởng, tạo ra nội dung phát ngôn xúc phạm học sinh và đồng nghiệp. Những phát ngôn này sau đó được lan truyền rộng rãi và gây ra phản ứng tiêu cực trong cộng đồng.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Hàng trăm y tá từ khắp California đã mặc áo sơ mi đỏ và cầm biển hiệu ghi “Hãy tin tưởng y tá, không phải AI” biểu tình bên ngoài Trung tâm Y tế San Francisco của Kaiser Permanente để phản đối việc hệ thống bệnh viện lớn sử dụng trí tuệ nhân tạo để chăm sóc cho các bệnh nhân.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Viện Phát triển và Quản lý quốc tế (IMD) phối hợp Tổ chức Thành phố Thông minh bền vững thế giới (WeGO) tháng 4/2024 đã công bố bảng xếp hạng các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024. Trong đó, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 97.