SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Cách mạng công nghiệp 4.0: Hoàn thiện khung pháp lý và yêu cầu bắt buộc

09:43, 26/06/2019
(SHTT) - "Để đạt đến đổi mới, sáng tạo và phát triển trong kinh tế thì chính sách và pháp luật cũng phải cởi mở, tạo điều kiện. Đây là yếu tố quan trọng và là thời cơ lịch sử để Việt Nam vươn lên thịnh vượng, hung cường" - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội thảo cấp quốc gia ngày 25/6/2019.

Buổi hội thảo mang tên “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để chia sẻ quan điểm và tham gia thảo luận, góp phần tìm ra giải pháp chính sách, thiết kế quy định pháp luật để Việt Nam tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trong sự kiện, Thứ trưởng bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết: Chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức và một trong số đó là hệ thống pháp luật hiện hành đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là trong những lĩnh vực liên quan đến quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư mạo hiểm, Fintech, tài sản mã hóa, quản lý thuế, bảo hộ dữ liệu cá nhân, chữ ký số và giải quyết tranh chấp trực tuyến.

Cần phải khắc phục những thiếu sót và những lỗ hổng trong xây dựng luật pháp để khai thác hiệu quả hơn nữa những tiềm năng mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đem lại.

thu tuong nguyen xuan phuc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại sự kiện 

Theo Thủ tướng Chính phủ, cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc và các mối quan hệ trong nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài lề của cuộc cách mạng này. Do đó, Việt Nam cũng đối mặt với rất nhiều thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên 4.0.

Đó là trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam có khoảng cách khá xa so với các quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, nhất là khoảng cách giữa nghiên cứu khoa học công nghệ với phát triển ứng dụng vào đời sống xã hội, sản xuất.

Không chỉ vậy, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ, manh mún. Các hoạt động nghiên cứu phát triển trong khu vực doanh nghiệp còn ít, thiếu kết nối hiệu quả với các trường đại học, viện nghiên cứu, lực lượng lao động chất lượng cao còn hạn chế. Quan trọng nhất, Việt Nam cũng chưa tìm ra cách tiếp cận hiệu quả, chưa xây dựng được môi trường chính sách, pháp luật phù hợp để huy động nguồn lực nhằm tận dụng cơ hội đến từ cuộc CMCN 4.0.

“Rõ ràng, một trong những yêu cầu cấp bách trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là xây dựng, đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật”, trích lời phát biểu của Thủ tướng tại sự kiện.

Do vậy, cần nhận định rõ ràng, chính xác những vấn đề pháp lý phát sinh để kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thực tế hằng ngày đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp và thay đổi không ngừng. Các bộ, ban, ngành cần rà soát, tập trung thực hiện những nhiệm vụ đã được Chính phủ giao để góp phần ban hành các đề án, nghị định một cách kịp thời.

“Chúng ta đã bàn nhiều, bây giờ là thời điểm phải chuyển hoá khát vọng vươn lên và trí tuệ của người dân, cộng đồng doanh nghiệp cùng cả hệ thống chính trị thành hành động” - Thủ tướng khẳng định.

hoi thao

 Các diễn giả tham gia thảo luận chuyên đề

Đặc biệt, tại hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được nhiều tham luận và ý kiến đóng góp có chất lượng của các ban, bộ, ngành Trung ương, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học.

Các ý kiến tập trung nhận diện các vấn đề pháp lý mới phát sinh; đánh giá mức độ thích ứng của hệ thống pháp luật Việt Nam trước tác động của cuộc CMCN lần thứ tư; đề xuất các định hướng lớn cũng như các giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan tới quyền tài sản, sở hữu trí tuệ, đầu tư mạo hiểm, Fintech, tài sản mã hóa, áp dụng cơ chế thử nghiệm trong phạm vi hạn chế (sandbox), quản lý thuế, bảo hộ dữ liệu cá nhân, chứng cứ số, giải quyết tranh chấp trực tuyến,… qua đó góp phần quan trọng trong việc quản trị rủi ro, kiểm soát những tác động bất lợi; đồng thời tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Thể An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Công ty xe điện Pega Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm xe máy điện mới Pega eSmart AI - sản phẩm được giới thiệu là "chiếc xe máy điện thông minh nhất hiện nay".
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc đã có thông báo về việc các nhà sản xuất Hyundai, Kia và hai nhà sản xuất ô tô khác sẽ triệu hồi hơn 200.000 xe ô tô do phát hiện linh kiện bị lỗi được sử dụng lắp đặt.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.