SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 có phải trả tiền?

11:30, 05/11/2021
(SHTT) - Băn khoăn hiệu quả bảo vệ của vaccine giảm sau nhiều tháng được tiêm mũi 1 và 2, liệu có nên đưa ra chính sách tiêm dịch vụ với mũi thứ 3?

Tiêm mũi 3 giúp củng cố hệ miễn dịch

Để tiến tới chung sống an toàn với virus SARS-CoV-2, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố rà soát nhu cầu vaccine COVID-19 để tiêm cho người dân, đặc biệt là xây dựng kế hoạch tiêm nhắc lại mũi 3, 4.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. 

Theo đó, tại Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch COVID-19 đợt 4 diễn ra mới đây, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, TPHCM chuẩn bị tiêm nhắc mũi 3 cho nhóm nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu chống dịch trong tháng 11, 12 - 2021.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng cho biết: “Trên thế giới, một số nước đã tiến hành tiêm vaccine COVID-19 mũi tăng cường (là liều thứ 3 đối với vaccine tiêm 2 liều cơ bản). Theo đó, mũi tiêm tăng cường sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch phòng bệnh, bởi vì sau thời gian tiêm miễn dịch đã giảm dần".

Bài toán tiêm vaccine mũi 3 ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới, các nhà sản xuất vaccine phòng COVID-19 đến giờ vẫn chưa có bất kỳ hướng dẫn về tiêm vaccine mũi 4. Chỉ có một số loại vaccine được nhà sản xuất hướng dẫn tiêm mũi 3 nhắc lại.

Tuy nhiên, Bộ Y tế đã giao cho Cục Y tế dự phòng cùng Hội đồng vaccine của Bộ họp để xem xét về hiệu lực bảo vệ của vaccine, sau đó mới đưa ra khuyến cáo. Từ đó, Bộ Y tế mới có cơ sở đưa ra hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Để chủ động trong kế hoạch vaccine, Bộ Y tế vẫn đề nghị các địa phương rà soát, dự kiến thống kê số lượng người đã tiêm đủ liều cần nhắc lại mũi 3, mũi 4. Theo ước tính của Bộ Y tế, dự kiến có khoảng 40 - 50% số người đã tiêm mũi 2 sẽ tiêm mũi 3. Tuy nhiên, hướng dẫn cụ thể còn phải chờ khuyến cáo của Hội đồng vaccine.

Chia sẻ mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong kế hoạch tiêm chủng vaccine năm 2022, Bộ Y tế xây dựng cũng đã tính đến nhóm tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4, tiêm cho trẻ em dưới 18 tuổi và đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ hơn dưới 12 tuổi.

tm-img-alt
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. 

Hiện nay, vaccine phòng Covid-19 vẫn nằm trong kế hoạch tiêm chủng chống dịch, người dân được tiêm miễn phí.

Và đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa tính đến đề xuất tiêm vaccine phòng Covid-19 dịch vụ.

Bộ Y tế đang hoàn thiện trình kế hoạch năm 2022, trong đó, chi phí toàn bộ về tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn sẽ được ngân sách chi trả. Còn lâu dài, nếu dịch bệnh COVID-19 trở thành bệnh lây nhiễm thích ứng thông thường thì khi đó sẽ có giải pháp phù hợp.

Loại vaccine mũi 3 nào phù hợp với 2 mũi tiêm trước?

Các loại vaccine phòng COVID-19 cần được tiêm theo thời gian cách nhau phù hợp, ứng với từng loại vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

"Với tất cả các loại vaccine, để có thể tiêm bổ sung (mũi 3 đối với một số loại vaccine đã tiêm trong thời gian vừa qua), người tiêm cần hoàn thành mũi tiêm thứ 2 ít nhất 6 tháng. Bên cạnh đó, loại vaccine mũi 3 nào là phù hợp với 2 mũi tiêm trước phải dựa trên nghiên cứu thực nghiệm. Tốt nhất là tiêm cùng loại vaccine. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có đủ nguồn vaccine, vì vậy sự phối trộn vaccine phải tuân theo chỉ định của Bộ Y tế" - PGS.TS Trần Đắc Phu nhận định.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Có đảm bảo nguồn cung cho tiêm mũi 3, mũi 4?

Hiện nay, độ phủ vaccine mũi 1 đạt khoảng 80%, mũi 2 trên 30%. Mục tiêu đến cuối năm 2021 đạt trên 70% mũi 2.

Theo cam kết của các nhà cung cấp và nhà tài trợ đã ký kết thì khả năng có thể đạt mục tiêu đặt ra, thậm chí có thể gối sang đầu năm 2022. Tuy nhiên, thực tế các nhà cung cấp đều có điều khoản có thể cung cấp không đúng thời gian hoặc số lượng như cam kết bởi trong điều kiện cả thế giới khan hiếm vaccine, nhu cầu về vaccine lớn hơn so với tiềm lực, khả năng sản xuất, cung cấp vaccine.

Bộ Y tế tiếp tục nỗ lực tiếp cận, đàm phán để có được nguồn vaccine sớm nhất trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nguồn vaccine sản xuất trong nước từ chuyển giao công nghệ và nghiên cứu sản xuất khả năng đưa vào sử dụng trong năm tới, góp phần giúp chúng ta chủ động về nguồn cung vaccine Covid-19.

Trong đó, nguồn vaccine Spunik của Nga chuyển giao công nghệ cho đơn vị Vaibiotech dự kiến có thể sản xuất, cung ứng trong nước từ cuối năm 2021. Còn 3 vaccine hiện đang trong các giai đoạn thử nghiệm giai đoạn 2 - 3, cụ thể vaccine Nanocovax (Nanogen) và vaccine ART-154 (Vin) đang dần hoàn thiện giai đoạn 3 và vaccine Covivac (Ivac) đang thử nghiệm giai đoạn 2… với nhiều hy vọng thành công.

TH

Tin khác

Tin tức 19 phút trước
AI Day 2024 sẽ diễn ra tại The Adora Center (TP.HCM) với chủ đề “Ứng dụng AI - Chìa khóa kinh doanh bứt phá”. Đây là sự kiện giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận kiến thức, công cụ và ứng dụng AI để tối ưu chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất và tạo lợi thế cạnh tranh.
Tin tức 52 phút trước
(SHTT) - Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 được tổ chức tại Quảng Ninh, dự kiến từ ngày 4 đến 9/11/2024.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong quý I/2024, lĩnh vực quản lý nhà nước và báo chí truyền thông đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, được dư luận xã hội quan tâm, ghi nhận.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Gần đây, một giáo viên trung học ở Mỹ đã bị bắt vì sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo giọng nói của hiệu trưởng, tạo ra nội dung phát ngôn xúc phạm học sinh và đồng nghiệp. Những phát ngôn này sau đó được lan truyền rộng rãi và gây ra phản ứng tiêu cực trong cộng đồng.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Dự án “Những bức chân dung từ lụa vụn” ra đời nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng để cải thiện điều kiện lao động cho những “nghệ nhân” đặc biệt – những người đứng sau các tác phẩm tranh lụa đầy ấn tượng của Vụn Art.