SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 04/05/2024
  • Click để copy

Thử sức “nhà khoa học trẻ”

10:22, 25/03/2013
Tuy chưa tạo ấn tượng đặc sắc cũng như tính đột phá chưa cao, nhưng những đề tài tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học (ViSEF) khu vực phía Nam năm 2013 đã tạo sân chơi bổ ích cho những học sinh dám dấn thân vào môi trường nghiên cứu khoa học.

Gần gũi thực tế...

Với tiêu chí học gắn liền với hành, các ý tưởng hình thành đề tài của các nhà khoa học trẻ đều gần gũi với cuộc sống. Đó là máy cắt cỏ, robot dọn rác và vận chuyển trong phòng thí nghiệm, xử lý nước thải, điều chế xà phòng từ dầu thải, trồng rau nuôi cá sạch tự động tại gia đình, hệ thống nước sạch cho người nghèo, sản xuất giấy Ph từ bắp cải…

Lý giải vì sao nhóm của mình chọn đề tài chế tạo phao từ vật liệu nổi là chai nhựa - vỏ dừa khô, em Hà Thiên Khang học sinh Trường Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre, thuyết giải: “Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm vào mùa lũ có nhiều người dân hoạt động trên sông nước, trong đó có nhiều trẻ em, học sinh không được trang bị phương tiện cứu hộ. Để đảm bảo an toàn cho người dân và hạn chế tình trạng đuối nước, chúng em đã chọn đề tài này. Những chiếc phao sử dụng vật liệu nổi, có giá thành rẻ sẽ giúp người dân, các em nhỏ, học sinh tránh khỏi nguy hiểm dẫn đến mất mạng”. Từ ý tưởng nhân văn - giúp người khuyết tật di chuyển dễ dàng, nhóm học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi (Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) mang đến cuộc thi sản phẩm xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời khá ấn tượng.

Nhìn chung các đề tài về điện, điện tử, sinh học, hóa học,… phù hợp với trình độ, kiến thức đã học nên được các nhà “khoa học trẻ” chọn nghiên cứu nhiều nhất. Bên cạnh đó, lĩnh vực khoa học máy tính, khoa học môi trường, khoa học thực vật, vật liệu và khoa học công nghệ cũng được các em quan tâm. Trong lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, học sinh Trường dân lập Đinh Thiện Lý TPHCM giành giải nhì với đề tài “Tác phong công nghiệp, thái độ tích cực và tư duy chủ động ở người lao động tri thức TPHCM”.

Không dừng ở đó, các nhà khoa học trẻ còn gởi gắm những ý tưởng, suy nghĩ táo bạo trong những đề tài mang tính vĩ mô hơn như xây dựng mô hình thành phố trên biển đảo, phát triển các di tích lịch sử văn hóa, tìm hiểu văn hóa đọc và đề ra các giải pháp xây dựng văn hóa đọc cho học sinh… Thuyết trình về đề tài xây dựng thành phố trên biển đảo, Nguyễn Thị Bích Trân, lớp 12 Trường Long Hựu Đông (Long An), hồ hởi: “Nhiều nước trên thế giới đã tạo được môi trường sống xanh-sạch-đẹp, không ô nhiễm, tại sao chúng ta không làm được. Chúng em ước mong sẽ có ngày công trình xây dựng TP trên biển, sử dụng nguồn năng lượng sạch sẽ thành hiện thực và thế giới sẽ có cái nhìn mới về đất nước mang hình chữ S - Việt Nam…”.

Tiếp lửa đam mê

Như nhận định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, cuộc thi ViSEF không chỉ tạo sân chơi cho học sinh đam mê nghiên cứu khoa học mà còn tạo điều kiện cho học sinh phổ thông khu vực phía Nam giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu khoa học. Mỗi công trình nghiên cứu của học sinh đều thể hiện niềm đam mê, ý tưởng khám phá cái mới trong cuộc sống. Để đề tài có tính ứng dụng cao, mang lại lợi ích xã hội thiết thực, ngoài vận dụng kiến thức đã học, nhiều học sinh dám nghĩ, dám làm - chủ động tìm tòi tư liệu, bổ sung kiến thức từ nhiều nguồn. Để đánh giá thành quả nghiên cứu của 11 đội với 47 đề tài nghiên cứu của học sinh, ban giám khảo cuộc thi quy tụ 40 nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ của các trường đại học.

Theo ban khám khảo, các “nhà khoa học trẻ” rất tự tin khi trình bày đề tài và thuyết trình vòng hai bằng tiếng Anh lưu loát khiến nhiều người thán phục. Điều này cho thấy các em nắm vững kiến thức, trình độ tiếng Anh vững, có tố chất, kỹ năng thuyết trình đề tài khoa học khá bài bản. Con số 108 “nhà khoa học trẻ” được vinh danh trong lễ trao giải thưởng cuộc thi là niềm tự hào về thành quả học tập, nghiên cứu khoa học của giới trẻ. Nhiều đề tài mang tính ứng dụng cao đoạt giải nhất, nhì, ba, trong đó vào chung cuộc TPHCM giành 8 giải và riêng Trường chuyên Lê Hồng Phong TPHCM ôm trọn 3 giải nhất, nhì, ba.

Tuy nhiên, đánh giá tổng thể, nhiều đề tài còn lặp lại ý tưởng cũ, thiếu cái mới đột phá, tính sáng tạo chưa cao… So với TPHCM, một số tỉnh chưa quan tâm đầu tư tiềm lực cho nghiên cứu khoa học trong học đường nên kết quả chưa cao. Thử sức, dấn thân vào con đường làm khoa học là thú vị, đam mê nhưng để nuôi dưỡng khát vọng trở thành nhà khoa học thực thụ đòi hỏi nhiều điều cần và đủ.

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, thực hành ở các trường còn thiếu nhiều thứ thì những gì các em làm được, nghiên cứu thành công như nói trên là đáng trân trọng. Nhưng để tiếp sức cho các “nhà khoa học trẻ” đi tiếp, phát triển ý tưởng lớn hơn, nâng cấp độ cao hơn, rất cần sự đầu tư, hỗ trợ và quan tâm đúng tầm của nhà nước. Theo PGS-TS Phạm Thành Quân (Đại học Bách khoa TPHCM), cần xây dựng ngân hàng ý tưởng, định hướng học sinh nghiên cứu khoa học hiệu quả. Theo đó, các trường học nên mời các nhà khoa học về làm cố vấn giáo dục, giúp phát triển ý tưởng nghiên cứu khoa học cho các em.

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã có Công văn số 1302/UBND-KTTH chỉ đạo một số Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Đó là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đưa ra tại phiên họp lần thứ 4 của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ diễn ra vào sáng nay, ngày 3/5.
Tin tức 21 giờ trước
Từ ngày 8 - 11/5/2024, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP.HCM.
Tin tức 23 giờ trước
(SHTT) - Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc khiến nhiều người ngộ độc tại Đồng Nai.
Tin tức 1 ngày trước
AI Day 2024 sẽ diễn ra tại The Adora Center (TP.HCM) với chủ đề “Ứng dụng AI - Chìa khóa kinh doanh bứt phá”. Đây là sự kiện giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận kiến thức, công cụ và ứng dụng AI để tối ưu chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất và tạo lợi thế cạnh tranh.