SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 17/05/2024
  • Click để copy

Số hóa nhà máy: Giảm chi phí sản xuất ngành Dược, tăng sức cạnh tranh

11:07, 10/07/2023
Số hóa nhà máy sản xuất dược phẩm là giải pháp tất yếu để các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay.

Tốc độ phát triển của công nghệ đang làm thay đổi toàn bộ lối kinh doanh cũ của thị trường, trong đó có ngành Dược phẩm. Do đó, đổi mới công nghệ, số hóa hoạt động sản xuất được xem là yếu tố tất yếu, hướng đi cần thiết và lâu dài của các doanh nghiệp hiện nay.

Ngành Dược cần đẩy nhanh số hóa

Tại hội thảo "Số hóa ngành Dược – Giải pháp cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh", PGS.TS Lê Văn Truyền - Chuyên gia cao cấp (Dược học), nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết xu hướng chuyển đổi số ngành Dược đã triển khai thực hiện nhiều năm qua. Tuy nhiên, số hóa ngành Dược chỉ tập trung ở lĩnh vực phân phối, bán lẻ dược phẩm.

Để có cơ hội phát triển thị trường, tiếp cận khách hàng trong và ngoài nước, các nhà máy sản xuất dược phẩm tại Việt Nam cần thúc đẩy chuyển đổi số nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn này.

Ông Phan Thanh Sơn - Giám đốc phát triển kinh doanh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn BCIS, FPT IS cho rằng chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là hành trình tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngành Dược. Bởi sau đại dịch Covid-19, thế giới và Việt Nam đang phải đối mặt với làn sóng suy thoái kinh tế toàn cầu, điều này đã tạo ra nhiều thách thức cũng như cơ hội cho ngành Dược nói chung và toàn thị trường nói riêng.

Theo xu hướng hậu Covid-19 người Việt ngày nay chi nhiều hơn vào tiền thuốc vì lo ngại di chứng bệnh tật nặng nề và bắt đầu quan tâm nhiều hơn về vấn đề sức khỏe. Do đó, ngành công nghiệp Dược phẩm Việt Nam có nhiều động lực phát triển, khi bình quân người dân chi tiền thuốc vào khoảng 75 USD trong năm 2019 và 95 USD trong năm 2021.

95dd06244bef9bb1c2fe

PGS.TS Lê Văn Truyền cho rằng các nhà máy sản xuất Dược phẩm tại Việt Nam cần thúc đẩy chuyển đổi số nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bên cạnh đó, dự thảo chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã tạo nhiều cơ hội cho ngành Dược mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp sản xuất dược trong nước với ngạch nhập khẩu thuốc từ nước ngoài.

Mặt khác, việc sử dụng ngày càng nhiều dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo trong việc nghiên cứu bệnh tật và phát triển ồ ạt các loại thuốc mới đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành Dược. Vì vậy, doanh nghiệp trong ngành Dược cần xác định được những dự án ưu tiên về con người, cơ sở vật chất, công nghệ, số hóa trong cơ chế vận hành để thích ứng nhanh xu hướng chuyển đổi số hiện nay.

“Ứng dụng công nghệ sản xuất ngành Dược giúp gia tăng độ chính xác, giảm thiểu được lỗi trong quá trình sản xuất, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu thông tin về thuốc, phân phối thuốc qua ứng dụng mã vạch thông minh, phần mềm so sánh giá,...”, ông Sơn chia sẻ.

Số hóa nhà máy giúp giảm 20% chi phí sản xuất

Đồng quan điểm, ông Trần Đức Trung - Chuyên gia tư vấn cao cấp về sản xuất thông minh, Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) cũng cho rằng áp lực của doanh nghiệp sản xuất dược hiện nay là vấn đề về thị trường, giá cả, lợi nhuận, việc sử dụng vật tư, tối ưu bộ máy dây chuyền sao cho hiệu quả, tiết kiệm năng lượng sản xuất,... là những điều mà doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng thay đổi.

Theo ông Trung, mấu chốt của việc chuyển đổi số bắt nguồn từ nhu cầu của ngành Dược là việc thu thập dữ liệu. Nếu như ở một nhà máy sản xuất kiểu truyền thống, việc thu thập dữ liệu sẽ mất nhiều thời gian, trong khi đó nếu áp dụng số hoá sẽ giúp việc thu thập dữ liệu trở nên đơn giản và nhanh chóng, tránh sai sót, loại bỏ lỗi do nhập dữ liệu…

5a23256366a8b6f6efb9

Ông Trần Đức Trung cho biết việc số hóa nhà máy sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa 20% chi phí sản xuất.

“Việc áp dụng công nghệ thông tin 4.0 vào trong hoạt động sản xuất đều xoay quanh xu hướng làm thế nào để thu thập dữ liệu tự động, đưa ra các hướng dẫn công việc điện tử cho nhân viên nhanh chóng tiếp cận, giảm mọi rủi ro và sai sót, kiểm soát chất lượng tự động, kiểm soát cài đặt thông số máy…”, ông Trung nói.

Đặc biệt, khi doanh nghiệp số hóa nhà máy sẽ đạt được rất nhiều lợi ích như dễ dàng kiểm soát chất lượng, nâng cao hiệu suất trong sản xuất nhà máy, chuẩn hóa cao trong sản xuất,...

“Doanh nghiệp có thể tối ưu khoảng 20% chi phí sản xuất khi số hóa nhà máy. Bởi công nghệ giúp vận hành nhà máy uyển chuyển, tối ưu hoá sản xuất, tiết kiệm vật tư, thời gian, phù hợp để áp dụng cho những mục tiêu cụ thể. Thời gian để đào tạo nhân lực cho ngành này cũng được rút ngắn và ít tốn kém hơn”, ông Trung nhận định.

Ngoài ra, lợi thế của doanh nghiệp khi áp dụng chuyển đổi số 4.0 là chuẩn hóa sản xuất cao làm tăng sức cạnh tranh, điều chỉnh và thích nghi được với những biến động của thị trường.

Theo các chuyên gia, lộ trình chuyển đổi số trong sản xuất ngành Dược có thể chia làm 3 giai đoạn. Từ giai đoạn chuẩn bị đến triển khai công nghệ 4.0, cuối cùng là áp dụng chuyển đổi số toàn diện. Cụ thể là chuyển đổi dữ liệu giấy sang số sau đó kết nối các dữ liệu lại với nhau. Triển khai công nghệ 4.0 trong hoạt động sản xuất đến từng thiết bị, vật tư, con người,... cuối cùng láp dụng các công nghệ hiện đại vào trong sản xuất như AI/ML để tối ưu hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên, để chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả, các doanh nghiệp sản xuất cần xác định rõ nhu cầu, mục tiêu cụ thể trong chiến lược trước khi bắt tay vào chuyển đổi số. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm được thời gian, tránh rủi ro.

Thanh Thảo

Tin khác

Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Triển khai Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thông báo và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên cả nước đề xuất nhiệm KH&CN cấp quốc gia dự kiến thực hiện từ năm 2025 thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Cục Sở hữu trí tuệ mới đây đã có thông báo về việc kêu gọi đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ dự kiến sẽ thực hiện từ năm 2025.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Với hơn 60 năm vững vàng trên con đường phát triển, thế hệ Rạng Đông ngày nay cảm nhận rất rõ thời khắc lịch sử, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Nghiên cứu cho thấy nhiều hệ thống AI tiên tiến đã học được cách lừa dối con người một cách tinh vi. Chúng có thể tạo ra tin giả, video deepfake, thao túng hành vi người dùng trên mạng xã hội. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 15/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024. Hai nhà khoa học được trao tặng giải thưởng là TS. Nguyễn Thị Kim Thanh và PGS.TS. Trần Mạnh Trí.