SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 02/11/2024
  • Click để copy

Quảng cáo của các thương hiệu Trung Quốc tại World Cup 2018 bị chê 'tả tơi"?

13:30, 22/06/2018
(SHTT) - Theo hãng lập kế hoạch truyền thông Zenith, các thương hiệu Trung Quốc chiếm hơn một 1/3 trong số 2,4 tỷ USD ước tính được chi tiêu vào quảng cáo hàng năm mỗi khi có World Cup. Tuy nhiên, chiến dịch quảng cáo này dường như cũng chưa thu được kết quả như mong đợi.
wanda-15293782680531383056395

Gian hàng của Wanda trước một sân vận động. Ảnh: SCMP 

World Cup được coi là cơ hội lớn để các nhãn hàng quảng bá hình ảnh của đất nước tới cộng đồng quốc tế. Được biết năm nay, có rất nhiều những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu là gương mặt tài trợ cho World Cup 2018, trong đó có thể kể đến như McDonald's (MCD), Visa (V), Coca-Cola (CCE) và Budweiser (BUD). Cùng với đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tận dụng "thời điểm vàng" này để hiện diện tràn ngập tại những nơi diễn ra sự kiện bóng đá nhằm quảng bá thương hiệu của họ tới đối tượng khán giả toàn cầu.

Theo hãng lập kế hoạch truyền thông Zenith, các thương hiệu Trung Quốc chiếm hơn một 1/3 trong số 2,4 tỷ USD ước tính được chi tiêu vào quảng cáo hàng năm mỗi khi có World Cup.

Dù vậy, chẳng mấy người biết thông tin cơ bản về các doanh nghiệp này. “Wanda là gì? Họ làm cái gì thế?”, Jim - một khách du lịch người Ireland cho biết bên ngoài sân vận động Luzhniki, “Chúng tôi thấy họ ở khắp nơi, nhưng chẳng biết họ là ai”.

Rõ ràng là với tiềm lực về tài chính khi hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và rạp chiếu phim, Wanda có đủ tiềm lực để xuất hiện khắp nơi trên các biển quảng cáo từ bên ngoài tới bên trong sân cỏ, tuy nhiên họ dường như đang đi chệch hướng trong việc thông tin cho khách hàng về giá trị của thương hiệu Wanda.

Hisense và Vivo ít nhất không gặp vấn đề như vậy. Người hâm mộ tại Nga có thể trực tiếp cầm, chạm và cảm nhận các thiết bị công nghệ như TV, điện thoại di động của hai hãng đó. Tuy nhiên, cũng chẳng có mấy người hứng thú với các gian hàng công nghệ này vì mục đích họ tới sân để cổ vũ bóng đá, chứ không phải đi mua điện thoại. Rõ ràng các công ty Trung Quốc không hề chuẩn bị kỹ để tận dụng cơ hội vàng World Cup.

Giới quan sát cho rằng người hâm mộ tới World Cup để xem bóng đá, chứ không phải tìm mua thiết bị điện tử mới. Vì vậy, các công ty này có lẽ đã không chuẩn bị đúng chiến lược để tận dụng cơ hội xuất hiện tại World Cup.

Hãng sữa lớn nhì Trung Quốc - Mengniu thì lại gặp vấn đề khác. Họ bày sản phẩm dày đặc gian hàng, xung quanh là lâu đài nhựa được sơn màu sặc sỡ, các game tương tác và poster Lionel Messi để chụp ảnh.

Tuy nhiên, những người ghé qua lại chẳng có mấy cơ hội dùng thử sản phẩm của công ty. “Không không, cái đó chúng tôi không bán đâu”, Alexandra xua xua tay khi đứng trông gian hàng. Đằng sau cô là một chiếc tủ lạnh xếp đầy chai và hộp.

“Chỉ có cái này là bán thôi”, cô nói, chỉ vào một tủ lạnh chỉ cao ngang người, bên trong đặt các loại kem phủ chocolate. “Ăn cũng không tệ”, John (Connecticut, Mỹ) cho biết, “Nhưng không ngon như Magnum hay Haagen-Dasz”.

Theo CNN, tuần này, công ty nghiên cứu thị trường Nielsen ước tính rằng, FIFA thu về khoảng 1,6 tỷ USD trong chu kỳ tài trợ bốn năm, giảm 11% so với mùa World Cup trước được tổ chức tại Brazil.

"World Cup dường như không còn nhận được sự quan tâm của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới", Patrick McNally, nhà tư vấn hỗ trợ tạo ra mô hình tài trợ của FIFA trong những năm 1970 cho biết.

"Các công ty hàng đầu không cạnh tranh nhau để được tài trợ như họ đã từng làm. Họ không thể thu hút bất kỳ tên tuổi lớn nào".

Loan Hoàng (t/h)

 

Tin khác

Kinh tế 7 giờ trước
(SHTT) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp ước đạt 51,74 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành này xuất siêu khoảng 15,2 tỷ USD, tăng mạnh hơn 62% so với cùng kỳ 2023.
Kinh tế 7 giờ trước
(SHTT) - UBND TP. Hà Nội vừa ban hành loạt quyết định về việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quận Cầu Giấy, Tây Hồ và thị xã Sơn Tây.
Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Sau nho sữa, từ đầu tháng 10 trở lại đây thêm một loại nho “quý tộc” có tên “trái tim mùa thu” từ Trung Quốc đã tràn sang chợ Việt với giá cực rẻ. Đây là giống nho nổi tiếng của Nhật Bản, được xếp vào hàng trái cây “quý tộc” vì giá đắt đỏ.
Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Thực phẩm an toàn (TPAT) là vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và ảnh hưởng tới tiến trình hội nhập. Bởi vậy, các sở, ngành cấp tỉnh đã và đang tích cực cùng chính quyền các địa phương thực hiện nhiều giải pháp phát triển chuỗi cung ứng TPAT.
Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Trong công tác phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn, điều kiện về an toàn thực phẩm (ATTP) luôn đứng hàng đầu. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng vi phạm VSATTP dưới nhiều hình thức, tạo ra “khe hở” trong việc kiểm soát ATTP.