SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Quảng Bình thêm 3 đường mang tên thi nhân Lưu Trọng Lư

18:32, 29/03/2024
Lễ công bố quyết định của HĐND tỉnh Quảng Bình về gắn tên đường Lưu Trọng Lư vừa được tổ chức tại thị xã Ba Đồn, thị trấn Hoàn Lão và thị trấn Phong Nha.

Gia đình nhà thơ, nhà biên kịch họ Lưu và nhiều văn nhân nghệ sỹ, chính quyền địa phương mong muốn mỗi con phố mang tên Lưu Trọng Lư sẽ là một “vườn nhân” bên bờ sông Gianh.

Trong ngày 26/3, con đường nối từ Lý Thường Kiệt đến bờ nam sông Gianh, thị xã Ba Đồn nhìn sang làng Cao Lao Hạ (Bố Trạch, Quảng Bình) chính thức được gắn tên thi nhân Lưu Trọng Lư.

DSC00168

 Gia đình nhà thơ Lưu Trọng Lư, nhiều văn nhân nghệ sỹ, trí thức ba miền Bắc Trung Nam, chính quyền TX Ba Đồn đến chụp ảnh check in tại con đường mang tên Lưu Trọng Lư.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn - nhà biên kịch Lưu Trọng Văn, Phạm Phú Thép mang về đây nhiều câu chuyện văn hoá ít người biết về cuộc đời, sự nghiệp sống làm thơ vì “vườn nhân”, sống như một bài thơ. Ông để lại cho đời không chỉ là những vần thơ, vở kịch hay mà còn là một phong cách sống nhân văn, cao đẹp.

DSC00107

Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Lưu Trọng Lư là người đã chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế (năm 1933 – 1934), người có công phát hiện ra những nhân tài như nhà thơ, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ. Ông được Hoài Thanh và Hoài Châu giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam.

Ông từng là Tổng thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.

DSC00076

Nhà thơ, nhà biên kịch Lưu Trọng Văn - con trai nhà thơ, nhà văn, nhà biên kịch Lưu Trọng Lư.

Nhắn nhủ với nhân dân thị xã Ba Đồn, nhà thơ Trần Đăng Khoa kể câu chuyện rung động đầu đời của mình cũng như chuyện mình được nhà thơ Lưu Trọng Lư dạy bơi đầu tiên nhưng đến nay vẫn… chưa biết bơi.

Qua đó gửi gắm, “người lớn đừng sợ tụi trẻ yêu nhau, chỉ sợ chúng đánh nhau”, mong bà con phường Quảng Thuận luôn nuôi dưỡng tình yêu thương, lòng bao dung trong xóm giềng nơi tối lửa tắt đèn có nhau, thế hệ trẻ tiếp bước truyền thống vùng đất gian khó nhưng nhiều nhân tài.

DSC00081

Buổi công bố gắn tên đường được tổ chức trọng thể tại TX Ba Đồn.

Theo nhà văn, nhà biên kịch Lưu Trọng Văn – con trai nhà thơ, nhà biên kịch Lưu Trọng Lư, nơi đây từng là nguồn cảm hứng cho những bài thơ “Mỗi lần nắng mới hắt bên sông, xao xác gà trưa gáy não nùng” trong bài “Nắng mới” khi cha chờ mẹ đi chợ về, nơi tắm mát tuổi thơ cha – Lưu Trọng Lư.

420180312_25039655619011762_1183424311487046089_n

 Nhiều người về bên con đường Lưu Trọng Lư trên quê hương nhà thơ để chụp ảnh.

“Bên bờ sông Gianh này, ông đã viết rất nhiều bài thơ mà không chia con sông làm bờ nam hay bờ bắc. Mỗi bên sông Gianh từ bờ nên này hay bờ bên kia đều tắm gội trên dòng sông đó cùng bao nhiêu thế hệ. Cha tôi khi mất có dặn chúng tôi rằng: “Cha thà bị lừa còn hơn không tin vào con người”. Và ông viết bài thơ “Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơ/Vì thương người lắm mới say thơ”.

Nhà thơ Lưu Trọng Lư vì thương người nên làm thơ, giống như người bác sỹ vì thương bệnh nhân mà làm bác sỹ, cán bộ vì thương dân, người cảnh sát mong muốn bảo vệ cuộc sống bình yên… không vì một điều gì khác. “Vườn nhân” là vườn con người và gia đình nhà thơ họ Lưu mong muốn con phố mang tên ông sẽ là con phố của những ‘vườn nhân”.

DSC00165

 Tuyến phố Lưu Trọng Lư trên quê hương ông huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình sẽ được mở rộng, xây dựng thành tuyến đường hoa như "Anh đứng dựa tường hoa" (Một mùa đông)

“Tôi tha thiết mong muốn rằng, gia đình chúng tôi, cha tôi, mẹ tôi, người dân Quảng Bình sẽ rất sung sướng rằng nếu bà con dân phố phường Quảng Thuận sống ở hai bên con đường Lưu Trọng Lư mang tên ông luôn tin yêu, thương nhau, đùm bọc nhau, mỗi sớm mỗi chiều. Nơi đây chỉ nghe tiếng cười mà không có tiếng hằn học, thù oán nhau, nói xấu nhau. Cùng nhau tạo nên cuộc sống tươi đẹp bên dòng sông Gianh này”, nhà văn, nhà biên kịch Lưu Trọng Văn bày tỏ.

Xúc động tại buổi lễ, nhà thơ Mai Văn Hoan - Chi hội trưởng chi hội Văn học Việt Nam tại Huế nói tôi ước có thể đổi cả gia tài thơ của mình để viết được hai câu thơ tài tình như Lưu Trọng Lư: “Mắt em là một dòng sông/ thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em”.

DSC00285

 Trong chuỗi hoạt động gắn tên đường Lưu Trọng Lư, với sự kết nối của gia đình nhà thơ, Nhà văn, nhà thơ Trần Đăng Khoa về giao lưu, gặp gỡ học sinh trường THCS Lưu Trọng Lư để "gieo hạt" cho những "vườn nhân" mai sau.

Như vậy, sau quyết định của HĐND tỉnh Quảng Bình về việc đặt tên đường, tỉnh Quảng Bình có 4 tên đường mang tên nhà thơ nổi tiếng và tiên phong trong phong trào thơ mới, góp phần làm giàu đẹp thêm chữ quốc ngữ bằng những áng thơ hay. Trước đó, nơi đầu tiên đặt tên đường nhà thơ Lưu Trọng Lư là tại TP Đồng Hới.

Cũng dịp này, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có cuộc gặp gỡ, trò chuyện cùng học sinh, giáo viên trường THCS Lưu Trọng Lư (Bố Trach, tỉnh Quảng Bình). Hàng trăm học sinh của ngôi trường mang tên Lưu Trọng Lư háo hức được nghe “mẹo” làm thơ hay của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa.

DSC00288

 Hàng trăm học sinh trường THCS Lưu Trọng Lư (xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) được nghe về cuộc đời, sự nghiệp làm thơ của nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết: “Họ nói bác là thần đồng thơ, là ông ấy tài lắm. Làm thơ từ khi 8 tuổi, 10 tuổi đã có thơ dịch ra 40 thứ tiếng. Nhưng không ai biết Trần Đăng Khoa bằng Trần Đăng Khoa. Bác không có tài gì mà chỉ có một mẹo đó là chăm đọc sách. Mẹ bác không biết chữ nhưng cũng thuộc cả truyện Kiều và sau này mới tự học”.

DSC00347

 Nhà thơ Trần Đăng Khoa ký tặng cho học sinh trường THCS Lưu Trọng Lư (xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Và nhà thơ Trần Đăng Khoa nhắn nhủ: “Làm thơ là làm một người lương thiên. Thêm một người làm thơ là thêm một người lương thiện. Bác không thấy ai làm thơ mà không lương thiện cả”

Sự kiện gắn tên đường không chỉ có ý nghĩa về phân chia địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương mà còn có ý nghĩa văn hoá đặc biệt khi “thổi hồn” cho những tên đường. Về bên sông Gianh, mong đường Lưu Trọng Lư - tên nhà thơ, nhà văn, nhà biên kịch, nhà văn hóa tài hoa người Quảng Bình sẽ là tấm gương tạo nên “vườn nhân” lớn mai sau.

Bảo Hòa

Tin khác

Tin tức 3 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 3 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.