SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Phạt đến 400 triệu đồng nếu xây nhà trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm

11:00, 23/10/2023
(SHTT) - Theo quy định của pháp luật, trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm có thể bị xử phạt hành chính và buộc phải tháo dỡ.

  

20230316_100157

Xây nhà trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc tháo dỡ

Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT giải thích đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất có nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013, nghiêm cấm việc sử dụng đất không đúng mục đích.

Do đó, người sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm có nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật. Đồng nghĩa với việc phải sử dụng đất đúng với mục đích của đất được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Theo những quy định trên, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm ngoài việc trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm thì không được sử dụng cho mục đích khác như xây nhà.

Trường hợp muốn xây nhà trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm phải chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013.

Xây nhà trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì trường hợp cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp là đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp là đất ở tại khu vực nông thôn mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta.

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 1 héc ta đến dưới 3 héc ta.

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 3 héc ta trở lên.

Lưu ý: Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP như sau:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b Khoản này.

- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

PV

Tin khác

Pháp luật 17 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nông Thị Hằng (SN 1987), trú ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Liên kết hữu ích