SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Ô nhiễm thuỷ ngân vụ cháy Rạng Đông do Bộ Tài nguyên công bố: Đại diện WHO nói gì?

06:56, 09/09/2019
(SHTT) - Liên quan đến vụ cháy Công ty Rạng Đông, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam - TS Kidong Park đã lên tiếng chia sẻ thêm một số thông tin.

Chia sẻ với báo Tiền Phong, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam - TS Kidong Park vừa cho biết, mức tiêu chuẩn an toàn về nước của WHO là đối với nước uống, còn mức độ ô nhiễm thủy ngân trong nguồn nước ở vụ cháy tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông do Bộ TN&MT vừa công bố lại không phải là nước uống.

Theo đại diện WHO, với mức độ thủy ngân trong các mẫu môi trường được thu thập từ vụ cháy ở Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, hiện không thể so sánh trực tiếp với các tiêu chuẩn của WHO - tiêu chuẩn an toàn về không khí của WHO chỉ đưa ra mức độ trung bình năm, trong khi con số mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra lại xét đến ở một thời điểm nhất định.

bo-doi-hoa-hoc-lay-mau-vu-chay-cong-ty-rang-dong-hinh-10

 Cán bộ thuộc Viện Hóa học Môi trường quân sự (Binh chủng Hóa học) lấy mẫu đất, nước, bùn, tro xỉ, vữa tường, vỏ bóng đèn vỡ... từ đám cháy nhà máy Rạng Đông để đem về phòng thí nghiệm phân tích. 

WHO cũng cho biết thêm, xét trên khía cạnh khoa học, trong quá trình WHO phát triển các tiêu chuẩn về an toàn và căn cứ trên những thông số quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện đều trong ngưỡng an toàn nên các bạn không cần phải quá lo lắng về tác động của thủy ngân đối với sức khỏe con người.

Đề cập đến dướng dẫn của WHO về vấn đề ô nhiễm không khí do khí độc bao gồm cả thủy ngân, đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng, đã được Văn phòng WHO tại châu Âu thực hiện từ năm 2000. Theo đó, mức ảnh hưởng bất lợi thấp nhất quan sát được (LOAEL) của thủy ngân trong không khí, tức mức thấp nhất mà thủy ngân có thể gây ra những khác biệt đáng kể về mặt sinh học là từ 15 - 30 microgram/m3 trong 1 năm. WHO cũng đã xem xét đến một loạt yếu tố có thể ảnh hưởng ở nhóm người có nguy cơ cao và nhận định mức 1 microgram/m3 trong 1 năm là mức ô nhiễm trong giới hạn cho phép.

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của thủy ngân theo các thông số trên đến sức khỏe con người, đại diện WHO, mức này chưa tính đến cho nhóm người trong cơ thể thiếu loại enzym có thể bảo vệ tế bào trước các tổn thương từ thủy ngân. Một nghiên cứu được thực hiện ở Thụy Sĩ và Thụy Điển cho thấy, tỷ lệ của nhóm người này là khoảng 30 - 40 người/1 triệu dân thiếu loại enzym này. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo, mức giới hạn trần của nồng độ thủy ngân trong nước uống nên ở mức 1 microgram/l. Với nồng độ thủy ngân nhiễm trong đất, WHO cho biết, hiện chưa có mức tiêu chuẩn.

Trong khi đó, theo thông tin trên tờ Vietnamnet, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) chiều nay vừa phát thông báo thông tin về kết quả quan trắc chất lượng môi trường sau vụ cháy tại Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.

Vụ cháy đã làm cháy khoảng 6.000m2 kho chứa sản phẩm gồm:

Bóng đèn huỳnh quang: 480.000 sản phẩm, chủ yếu là loại đèn dài 1,2m, sử dụng thủy ngân (Hg) lỏng với hàm lượng là 20mg/bóng;

Bóng đèn compact: 1,6 triệu sản phẩm, sử dụng 1 viên Amalgam/bóng đèn trọng lượng khoảng 11,5 mg, hàm lượng Hg khoảng 22-30%;

Bóng đèn tròn công suất thấp dùng sợi đốt vonfram: 2 triệu sản phẩm, nguyên liệu và một số loại hóa chất độc hại.

Theo báo cáo ban đầu của công ty, từ năm 2016 chỉ sử dụng viên Amalgam (hỗn hống của Hg - Zn và Bismut) để sản xuất bóng đèn và khối lượng viên Amalgam trong kho chứa hóa chất tầng 1 bị cháy chỉ còn vài kg.

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế của Tổng cục Môi trường ngày 31/8 cùng với quá trình đấu tranh với lãnh đạo công ty, công ty mới thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy sử dụng Hg lỏng (có độc tính cao hơn so với viên Amalgam) với khối lượng theo tính toán của các nhà khoa học là 30 mg/bóng;

Khối lượng hóa chất còn lại là: 4,5 triệu viên Amalgam với trọng lượng là 41,75 kg; Hg lỏng là 108,9 kg, trong đó 34,3 kg được bảo quản an toàn cùng với viên Amalgam trong tủ cấp đông tại khu vực bị cháy. Lượng Hg đã phát tán ra ngoài môi trường do sự cố cháy nổ là 15,1 kg đến 27,2 kg.

Theo Tổng cục Môi trường trong quá trình cháy, hầu hết lượng Hg trong các bóng đèn đã phát tán ra môi trường cùng với khói và khí thải của đám cháy. Tại thời điểm cháy, lượng Hg và các chất khí độc hại đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Do vậy, khuyến cáo người dân trong bán kính 500m tính từ hàng rào của công ty cần thực hiện các biện pháp như: phun rửa mái nhà, tẩy rửa tường, sàn nhà và các đồ gia dụng, vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, thau rửa các bể chứa nước hở…

Đối với người dân sống trong bán kính 200m tính từ hàng rào công ty cần đi khám sức khỏe định kỳ; đối với người dân trong bán kính từ 200 - 500m tính từ hàng rào công ty cần đi khám khi có dấu hiệu ngộ độc Hg.

Minh Châu

Tin khác

Tin tức 3 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 3 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.