SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 04/05/2024
  • Click để copy

Mái Đá Điều: Di tích khảo cổ lưu trữ giá trị lịch sử - văn hóa cách đây hàng nghìn năm

08:13, 14/01/2024
(SHTT) - Khu di tích khảo cổ học Mái Đá Điều ở thôn Khiêng, xã Hạ Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa được xác định là nơi sinh sống của người Việt cổ cách đây hàng nghìn năm, cần được quan tâm để phát huy giá trị.

Khu di tích được phát hiện vào năm 1984. Tiếp theo đó, trong các năm 1986 – 1989 – 2014, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã hợp tác với các nhà khảo cổ học Bulgaria tiến hành khai quật 3 lần. Kết quả thu được hàng ngàn hiện vật đá, gồm công cụ kiểu văn hoá Sơn Vi, bàn nghiền... và nhiều nhất là mảnh tước, với 4 công cụ bằng xương thú. Đồng thời, phát hiện 10 mộ cổ, trong đó có 1 mộ song táng, có 2 bộ xương chớm hoá thạch còn tương đối nguyên vẹn mà chưa nơi nào ở Việt Nam phát hiện được di cốt nguyên vẹn như thế trong văn hoá Sơn Vi.

Từ những phát hiện trong quá trình khảo cổ đã khẳng định từ thuở hồng hoang, người Việt cổ đã sinh sống ở khu vực Mái Đá Ðiều và ven đôi bờ sông Mã. Chính vì vậy, ngày 10/1/2005, khu di tích khảo cổ học Mái Đá Điều được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Hiểu, tự hào với những giá trị lịch sử, văn hóa nên chính quyền, người dân nơi đây đã lập miếu thờ ngay cạnh Mái Đá Điều. Vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân xã Hạ Trung và du khách thập phương đến dâng hương tại Khu di tích Khảo cổ học Mái Đá Điều, để tưởng nhớ về tổ tiên, cội nguồn dân tộc, cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, đây là nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Mường Ai.

16945651771

 

Tuy nhiên sau 18 năm được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xếp hạng là di tích khảo cổ học cấp tỉnh, đến nay một số hạng mục công trình thiết yếu của khu di tích vẫn chưa được quan tâm đầu tư, do vậy còn rất nhiều người chưa biết đến giá trị lịch sử - văn hóa đặc trưng của khu di tích này.

200d5093205t17584l0

 

16945654074

 

Để bảo tồn phát huy giá trị khu di tích, hàng năm, xã Hạ Trung còn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, trò chơi, trò diễn dân gian như: Văn nghệ, dân ca, dân vũ, đánh trống dàm, cồng chiêng và thi kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn, bóng đá, bóng chuyền... Đây không chỉ là sân chơi bổ ích để cho nhân dân trong xã giao lưu, học hỏi nét độc đáo nền văn hóa dân tộc Mường mà còn phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng quê hương phát triển.

HA TRUNG

Ông Trương Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Hạ Trung 

Trao đổi với PV, ông Trương Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Hạ Trung cho biết, tuy còn nhiều khó khăn nhưng chính quyền xã đã phát huy nguồn lực để đầu tư xây dựng tường rào bao quanh, tổ chức dâng hương, tổ chức văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao... Bên cạnh đó, được sự quan tâm của tỉnh, huyện cùng sự nỗ lực của chính quyền, nhân dân mà đã phát huy giá trị, bảo tồn khu di tích khảo cổ học Mái Đá Điều trở thành là Di tích khảo cổ học cấp Quốc gia. Đây là điểm du lịch tâm linh, thu hút du khách đến tham quan, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, cũng rất cần sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí để đầu tư trùng tu, tôn tạo, xây dựng các hạng mục công trình khu di tích.

                                                       Nguyễn Khang

Tin khác

Giải trí 5 giờ trước
(SHTT) - Tối 3/5, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đã khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” với 6 bộ phim tài liệu phục vụ khán giả Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Giải trí 21 giờ trước
(SHTT) - Sáng 3/5, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống văn bia tại di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước".
Giải trí 22 giờ trước
(SHTT) - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 du lịch Nghệ An thắng lớn khi đón 950.000 lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt 1.700 tỷ đồng.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Bánh tẻ làng Chờ là thứ quà quê giản dị, mộc mạc, món ngon đặc sản nổi tiếng không chỉ riêng vùng quê Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), mà còn là niềm tự hào ẩm thực của người dân xứ Kinh Bắc. Trong mỗi chiếc bánh, người làm như gửi trọn hồn cốt của ẩm thực làng quê Việt.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Nằm cách Hà Nội khoảng 35 km, nép mình bên dòng sông Đuống, từ xa xưa, làng Xuân Lai (Gia Bình, Bắc Ninh) đã có cuộc sống gắn bó với cây tre, cây trúc. Bằng đôi bàn tay khéo léo, người Xuân Lai đã sáng tạo nên những sản phẩm thủ công độc đáo, hữu ích từ cây tre rất đỗi thân thuộc.