SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Kỳ lạ nguồn nước có mùi xăng dầu ở Kentucky

11:10, 29/04/2018
(SHTT) – Người dân quận Martin, Kentucky đang phải đối mặt với ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng khi nước thường xuyên bị vẩn đục và có mùi xăng dầu. Việc ô nhiễm nguồn nước diện rộng này được cho là hệ quả của vụ ô nhiễm chì Flint và việc xây dựng hệ thống nước Puerto Rico không thành công sau cơn bão Maria.

Trong suốt 20 năm qua, Hope Workman – một cư dân sống dưới chân núi Lovely, Kentucky, ngày ngày đều phải đi qua con đường dài bụi bặm chỉ để lấy nước uống. Nguồn nước của các nhà dân ở đây đều không đảm bảo vì nặng mùi xăng dầu.

Hope Workman không phải người duy nhất ở Martin, Kentucky đang phải vật lộn để có được chút nước sạch mỗi ngày. Vụ ô nhiễm chì ở Flint, Michigan và sự thất bại khi xây dựng hệ thống nước của Puerto Rico sau cơn bão Maria đã khiến người dân hạt Martin rơi vào khủng hoảng vì thiếu nước sạch. 

Theo các chuyên gia, khi hệ thống cơ sở hạ tầng để đảm bảo nguồn nước đang dần lạc hậu, việc giữ nước sạch trên toàn nước Mỹ ngày càng trở nên khó khăn. Hiệp hội các kỹ sư xây dựng Hoa Kỳ đánh giá hệ thống nước uống ở Mỹ chỉ đạt cấp D.

Theo các nghiên cứu, phần lớn trong hàng triệu kilomet các đường ống nước ngầm đều đã bị hư hại phần cứng. Nhiều đường ống trong số này đã được đặt dưới lòng đất gần một thế kỷ trước và đang dần vỡ nứt. Theo ước tính, có đến hơn 18 tỷ lít nước hao hụt mỗi ngày chỉ do rò rỉ đường ống.

o nhiem moi truong nuoc

 Hình ảnh minh họa

Nước ô nhiễm nặng nề

Rất khó để giải quyết vấn đề khi mà những đường ống đều nằm sâu dưới lòng đất và chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng khi nguồn nước sử dụng bắt đầu có vấn đề thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Người dân quận Martin gần đây đã đăng hàng loạt các video và hình ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội khi vòi nước liên tục phun ra những dòng nước đục ngầu, đôi khi màu nâu, đôi khi màu xanh cùng với mùi xăng dầu nồng đậm.

Vài tháng sau, họ nhận được thông báo rằng nguồn nước đã được thử nghiệm và lượng trihalomethanes, axit haloacetic vượt quá giới hạn liên bang. Những chất gây ô nhiễm này là phản ứng giữa chlorine được sử dụng để xử lý nước và chất hữu cơ lẫn trong nước. Tiếp xúc với các hóa chất này trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư. Đông Kentucky từng là khu vực có tỉ lệ ung thư cao nhất trong cả nước, nguyên nhân được đưa ra là do người dân hút thuốc và tình trạng béo phì quá nhiều. Nhưng hiện tại, họ đang lo lắng rằng liệu nguồn nước sinh hoạt hằng ngày cũng góp phần gia tăng tỉ lệ ung thư ấy hàng chục năm qua?

BarbiAnn Maynard, cư dân quận Martin tin rằng bệnh ung thư của mẹ cô có liên quan đến nước. "Chúng tôi thực sự không biết phải làm gì, tôi e rằng nguồn nước có vấn đề hàng chục năm nay. Đôi khi chúng tôi e ngại việc phải đụng vào nước khi trên người có vết thương, và đi tắm cũng chẳng làm tôi có cảm giác sạch sẽ hơn”, cô nói.

Tiến sĩ Don Lafferty, một bác sĩ địa phương, cảm thấy thật khó khăn khi phải trả lời bệnh nhân những câu hỏi liệu nước có phải là nguồn gốc các vấn đề sức khoẻ của họ hay không. Ông chia sẻ: “Tôi không thể nói với họ rằng nguồn nước ở đây có an toàn hay không. Thật đáng buồn là đến tận năm 2018, câu hỏi nguồn nước có phải tác nhân gây ra ung thư hay không lại vẫn tồn tại”.

Chuyện gì đang diễn ra?

Phần lớn vấn đề với nguồn nước của quận Martin là ở các đường ống dẫn. Có khoảng 300 dặm đường ống cung cấp nước trên toàn quận, được đặt trên địa hình núi đá và điều này làm cho chúng thậm chí còn dễ bị rò rỉ hơn.

Khi các hệ thống nước hoạt động tối ưu, nước được lưu thông qua các đường ống ở áp suất đủ cao khiến các mảnh vụn từ bên ngoài ống không thể xâm nhập vào bên trong dù các đường ống có bị nứt. Nhưng ngay khi áp suất đó giảm xuống hoặc có ít nước đi qua các đường ống hơn, đất, mảnh vụn và dư lượng hóa học sẽ có cơ hội xâm nhập.

Joe Burns thuộc Hiệp hội Nước nông thôn Kentucky cho biết, do những vấn đề rò rỉ nên chưa thể đảm bảo đường nước sạch trong nhiều năm qua. 

Nhưng ngoài những vấn đề với đường ống dẫn nước, họ vẫn cần phải đầu tư nhiều hơn vào nâng cấp các cơ sở xử lý nước, máy bơm,… Đối với một đô thị đang gặp khó khăn về tài chính và cộng đồng sống chủ yếu với mức thu nhập hạn chế, rất khó có thể tìm được các nguồn tài nguyên bên ngoài để nâng cao chất lượng nước. Các hệ thống nước nhỏ như Quận Martin County, chỉ phục vụ ít hơn 10.000 dân cư và cung cấp nước cho khoảng 20% nhu cầu trên toàn nước Mỹ. Ngoài các cơ sở hạ tầng và những thách thức về tài chính, nơi đây cũng gặp khó khăn trong việc thu hút các chuyên gia kỹ thuật.

Gần đây, quận Martin đã nhận được khoản trợ cấp liên bang lên đến 3,4 triệu đô la để xử lý hệ thống nước. Các chuyên gia tin rằng việc đại tu hệ thống sẽ tốn từ 13,5 triệu đến 15 triệu USD.

Bên cạnh đó, đề xuất nâng cấp cơ sở hạ tầng của Tổng thống Trump cũng đem lại hi vọng cho người dân Quận Martin. Kế hoạch trị giá 1,5 nghìn tỷ USD của Nhà Trắng dự kiến sẽ bao gồm tất cả các nâng cấp cơ sở hạ tầng trong nước, nhưng các chuyên gia tin rằng sẽ mất tới 1 nghìn tỷ đô la để duy trì và đáp ứng nhu cầu nước uống trong 25 năm tới.

Vũ Thảo

Tin khác

Tin tức 9 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 9 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.