SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Khoai củ với phòng chống thừa cân béo phì

16:06, 26/06/2018
(SHTT) - Khoai củ ngoài việc có thể sử dụng như lương thực trong bữa ăn hàng ngày còn có vai trò phòng chống thừa cân - béo phì.

Khoai củ có đặc điểm chung là chứa nhiều nước và tinh bột. So với gạo thì lượng tinh bột trong khoai củ thấp hơn, lượng đạm thấp hơn, lượng chất béo rất thấp và năng lượng cung cấp cũng thấp hơn nhưng thành phần xơ và một số vitamin, chất khoáng lại cao hơn.

Về giá trị dinh dưỡng, khoai củ là nhóm thực phẩm có nhiều gluxid (nhưng thấp hơn gạo), lượng protid trong khoai củ thấp và không cân đối, năng lượng do khoai củ cung cấp nhìn chung chỉ bằng 1/3 so với cơm gạo, do vậy là thức ăn thích hợp cho người thừa cân.

Với mục đích là giảm bớt năng lượng trong khẩu phẩn nhưng vẫn không bị cảm giác đói cồn cào gây khó chịu, bữa ăn hàng ngày chỉ cần thay thế 1 - 2 bát cơm bằng 1 - 2 bát khoai củ dưới dạng luộc, hấp, nướng hoặc nấu canh là năng lượng đưa vào đã giảm đi khoảng 20 - 25% mà thể tích lượng thức ăn đưa vào dạ dày không giảm, không gây khoảng trống trong dạ dày dẫn đến cảm giác đói.

Với người thừa cân - béo phì hoặc có xu hướng thừa cân thì việc thay thế một phần cơm gạo bằng khoai củ sẽ giúp giảm dần lượng năng lượng đưa vào cơ thể nhưng không gây xáo trộn nhiều đối với thói quen ăn uống của đối tượng.

 

Mặt khác khoai củ thường ở dạng nguyên vẹn chưa qua chế biến nên sẽ giữ được hàm lượng vitamin và một số muối khoáng - là thành phần có tính chất bảo vệ đối với cơ thể và tốt cho tim mạch. Trong các loại khoai củ hàm lượng vitamin C cao hơn hẳn so với cơm gạo. Trong khoai lang hàm lượng caroten khá cao, khoai tây có nhiều kali hơn cả gạo và các loại khoai củ khác và hàm lượng vitamin nhóm B khá cao (ngang với gạo).

Khoai củ còn có hàm lượng chất xơ rất tốt, cấu trúc của chất xơ trong khoai củ mịn màng có tác dụng kích thích mạnh sự bài tiết dịch ruột và tăng nhu động ruột để tránh táo bón, tăng đào thải cholesterol và các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, với khẩu phần ăn phòng chống thừa cân - béo phì cùng với việc giảm năng lượng đưa vào, cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. Do vậy bữa ăn nên giảm cơm và thay thế bằng khoai củ nhưng vẫn phải đi kèm với thức ăn giàu protid, tăng cường rau quả tươi để có được khẩu phần cân đối.

Thành phần dinh dưỡng của gạo và khoai củ:

Tên thực

phẩm

Năng lượng

(Kcal/100g)

Thành phần hóa học (g%)

Thành phần hóa học (mg%)

Nước

Protid

Gluxid

Ca

VitaminC

Gạo tẻ máy

344

14

7.9

76.2

30

0

Khoai lang

119

68

0,8

28,5

34

23

Khoai môn

109

70,8

1.5

25,2

44

4

Khoai sọ

114

69,0

1,8

26,5

64

4

Khoai tây

92,0

75,0

2,0

21,0

10

10

Củ dong

119,0

66,5

1.4

28,4

42

10

Sắn (khoai mì)

152,0

60,0

1,1

36,4

25

34

Củ từ

92,0

75,0

1.5

21,5

28

2

Tin khác

Làm cha mẹ 5 năm trước
(SHTT) - Xuất hiện nấm mốc, màu sắc và mùi vị thay đổi… là những dấu hiệu nguy hiểm của thức ăn thừa mà bạn tích trữ sau Tết. Cần vứt ngay chúng đi nếu bạn không muốn rước họa vào thân. 
Làm cha mẹ 5 năm trước
Đến chợ phiên Mèo Vạc, người ta có thể mua nhiều hàng hóa từ ngô, gạo, củ quả đến những đồ gia dụng, hay có thể mua ngựa, trâu, bò, dê, gà, heo...
Làm cha mẹ 5 năm trước
Du lịch lễ hội đầu năm, du khách bốn phương không thể quên lễ hội "Tết nhảy" của người Dao. Đây là nghi lễ cúng truyền thống của người Dao với điệu nhảy độc đáo vào dịp Tết chỉ dân tộc này mới có.
Làm cha mẹ 5 năm trước
Fashionista Hằng Châu và con gái tung bộ ảnh đầm trắng kiêu sa để đi chơi mùa Noel này. Đây là những mẫu thiết kế có tính ứng dụng cao, bạn không những diện đi chơi mà còn trong các hoạt động thường ngày.
Làm cha mẹ 5 năm trước
Nhiều người thường có thói quen nhai kẹo cao su như 1 cách để làm sạch răng hoặc đơn giản là giảm căng thẳng, cho đỡ buồn miệng. Nhưng thói quen này lại tiềm ẩn những nguy cơ mà nghe xong chắc chắn bạn cũng phải giật mình.