SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 11/05/2024
  • Click để copy

Giá xăng dầu tăng cao tác động tới nền kinh tế đang dần hồi phục

14:40, 14/02/2022
(SHTT) - Trong báo cáo chiến lược mới nhất, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng mặc dù kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục được kiểm soát vào năm 2022 ở mức 3,8%, nhưng rủi ro lạm phát ngắn hạn vẫn còn tiềm ẩn do giá dầu tăng cao gần đây.

Theo VDSC, giá dầu tiếp tục tăng mạnh trong tháng 1/2022 với mức tăng hơn 20% so với đầu năm, chủ yếu do lo ngại về tồn kho và rủi ro địa chính trị liên quan đến căng thẳng Nga-Ukraine.

Trong thời gian tới, giá dầu cao hơn sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên nhu cầu tiêu dùng trong nước và làm tăng lạm phát, điều này có thể làm xói mòn sự phục hồi kinh tế.

tm-img-alt
Lạm phát tăng cao, điều này có thể làm xói mòn sự phục hồi kinh tế.

Lạm phát tiếp tục tăng cao hơn trong tháng 1 ở mức 1,9% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 1,8% trong tháng trước đó. Tính theo tháng, lạm phát của Việt Nam tăng 0,2% vào tháng 1, sau khi giảm 0,2% vào tháng 12.

Trong số 11 mặt hàng trong rổ tính lạm phát, lạm phát của tháng 1 được thúc đẩy bởi mức tăng nhanh hơn của mặt hàng Đồ uống và Thuốc lá, Quần áo và Giày dép, Thiết bị gia dụng cũng như Giao thông.

Mức tăng trưởng cao nhất là nhóm Giao thông với mức tăng lần lượt là 14,5% so với cùng kỳ và 1,2% so với tháng trước.

Nhìn lại tình hình kinh tế tháng vừa qua, sản xuất công nghiệp và chỉ số PMI tăng trở lại phản ánh sự tiếp tục cải thiện trong các hoạt động sản xuất.

Sản xuất công nghiệp của Việt Nam tăng 2,4% so với cùng kỳ (nhưng giảm 3,1% so với tháng trước) vào tháng 1 năm 2022. Mức này thấp hơn mức tăng 8,7% của tháng 12, nhưng VDSC cho rằng chỉ số sản xuất công nghiệp tăng chậm lại phản ánh tính vụ mùa do các hoạt động thường có xu hướng chững lại trước Tết Nguyên đán trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2.

Doanh số bán lẻ trong tháng 1 tăng lên cho thấy sự phục hồi dần dần đối với lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam. Vào tháng 1 năm 2022, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã tăng 1,3% so với cùng kỳ sau khi có khoảng thời gian sụt giảm tệ nhất vào giai đoạn tháng 8 - tháng 12 năm ngoái.

Theo phân khúc, chỉ số bán lẻ được hỗ trợ bởi doanh thu bán lẻ hàng hóa (thực phẩm (+12,8% so với cùng kỳ) và phương tiện đi lại (+4,3% so với cùng kỳ). Ngược lại, doanh thu bán lẻ dịch vụ khách sạn và du lịch giảm lần lượt 12,0% và 35,7% so với cùng kỳ trong tháng 1/2022. Trong thời gian tới, hoạt động bán lẻ sẽ được hỗ trợ từ việc cắt giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% và nhu cầu trong nước dần phục hồi.

Mặt khác, PMI của Việt Nam cũng tăng 1,2 điểm lên 53,7 vào tháng 1 năm 2022, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2021. PMI tăng trong tháng 1 nhờ đóng góp chủ yếu của việc sản lượng và đơn đặt hàng mới tăng mạnh. Đáng chú ý, đơn hàng mới từ nước ngoài tăng nhanh nhất kể từ tháng 11/2018, cho thấy triển vọng xuất khẩu thuận lợi ngay từ tháng đầu tiên của năm.

Duy Anh

Tin khác

Kinh tế 9 giờ trước
(SHTT) - Chương trình “Cho vay linh hoạt” của HDBank tiếp sức cho khách hàng đang có nhu cầu mua bất động sản, xây dựng, sửa nhà và tiêu dùng.
Kinh tế 10 giờ trước
(SHTT) - Rum biển món hải sản,đặc sản độc nhất vô nhị chỉ có ở Nghệ An là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, giúp tăng bản lĩnh phái mạnh nên được rất nhiều người ưa chuồng và tìm kiếm, có giá 200/ kg mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Kinh tế 10 giờ trước
(SHTT) - Trong báo cáo Crypto Wealth Report năm 2023, công ty Henley & Partners cho biết, Việt Nam với hơn 21% dân số sở hữu tiền ảo, xếp thứ hai trong các quốc gia có tỷ lệ sở hữu tiền ảo trên dân số cao nhất thế giới
Kinh tế 10 giờ trước
(SHTT) - Ngày 10/5, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tiếp tục thay đổi biểu giá vàng miếng, giá mua bán vàng miếng, 89,7 - 92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), lập đỉnh mới.
Kinh tế 16 giờ trước
(SHTT) - Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024 được khai mạc vào sáng ngày 9/5 tại Sân vận động thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Cẩm Thủy với nhiều sản phẩm giá trị, sản phẩm OCOP nổi tiếng được bày bán tại phiên chợ được khách hàng lựa chọn.
Liên kết hữu ích