SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Epic Games lại bị tố vi phạm bản quyền điệu nhảy trong tựa game đình đám Fortnite

14:59, 03/04/2022
(SHTT) - Nhà phát triển của Fortnite là Epic Games bị kiện vì sử dụng một điệu nhảy đã được đăng kí bản quyền trong Fortnite khi chưa có sự đồng ý của biên đạo múa Hanagami.

Một trong những đặc trưng dễ nhận biết nhất của Fortnite là các biểu tượng cảm xúc (emote) trong trò chơi. Chúng thường được lấy cảm hứng từ những vũ đạo có thật ngoài đời.

Biểu tượng cảm xúc bị tố đạo nhái có tên gọi “It Complicated”, được phát hành vào năm 2020. Các luật sư đại diện cho biết biên đạo múa Kyle Hanagami cáo buộc biểu tượng cảm xúc này vi phạm bản quyền. 

ban quyen

Sự tương đồng trong vũ đạo của biên đạo Hinagami và emote trong game Fortnite 

Cụ thể, Hanagami đã tạo ra vũ điệu này vào năm 2017 cho ca khúc “How Long” của Charlie Puth. Được biết, Hanagami là một biên đạo múa chuyên nghiệp và đã từng làm việc với các nghệ sĩ trong như Britney Spears, Jennifer Lopez và Blackpink.

Theo báo cáo của trang web chuyên về video game Kotaku, các luật sư đã đệ đơn lên tòa án Quận Trung tâm California, với cáo buộc Epic Games đã tự ý sử dụng vũ đạo của Hanagami trong trò chơi mà không có sự cho phép từ anh. Đội ngũ pháp lý của Hanagami cũng đã yêu cầu tòa đưa ra lệnh xóa biểu tượng cảm xúc của Fortnite đồng thời còn đề cập tới các khoản phí pháp lý và bồi thường thiệt hại.

Trong cuộc trao đổi với PC Gamer về vụ kiện, Luật sư của Hanagami, ông David Hecht bày tỏ Epic Games đang thu lợi từ công sức của khách hàng do đó công ty trò chơi điện tử này nên xin phép và trả phí bản quyền cho các nghệ sĩ trước khi sử dụng nội dung của họ trong trò chơi của công ty.

Cũng theo ông David, hành vi xâm phạm của Epic Games “không thể trắng trợn hơn”. Và về cơ bản, việc công ty kinh doanh trên vũ đạo đã đăng ký của Kyle trong khi anh ấy không hề hay biết là không công bằng. Hanagami cảm thấy anh buộc phải đệ đơn kiện lên tòa để bảo vệ cho bản thân và những biên đạo múa cũng bị chiếm đoạt tương tự.

"Luật bản quyền về bảo vệ vũ đạo giống như luật bản quyền của các hình thức biểu đạt nghệ thuật khác. Epic nên tôn trọng thực tế đó và trả tiền cho người sở hữu để được cấp phép cho các sáng tạo nghệ thuật trước khi bán chúng."

Đây không phải là lần đầu tiên Epic Games vướng vào rắc rối pháp lý vì emote của mình. Trở lại năm 2018, nam diễn viên của Fresh Prince of Bel Air Alfonso Ribeiro, rapper 2Milly và Russel Horning (Backpack Kid) cũng đã kiện công ty vì các emote có tên 'Carlton Dance', 'Swipe it' và 'The Floss'. Song cả ba vụ kiện đều đã bị bác bỏ vào năm 2019 và người tạo ra các điệu nhảy trên phải đăng ký các vũ đạo của họ với Văn phòng bản quyền.

Ở một diễn biến khác, cuối năm 2020, Epic đệ đơn kiện Apple, yêu cầu tòa ban lệnh buộc gã khổng lồ công nghệ phải hỗ trợ các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba và cáo buộc hãng này đang tìm cách độc chiếm thị trường trò chơi di động.

Ngọc Đỗ

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Shimano - công ty nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất các bộ phận xe đạp đã tiết lộ một phát minh đột phá. Bằng sáng chế mới cho thấy Shimano đang phát triển một bộ truyền động không dây hoàn toàn mới mang lại hiệu suất tối đa cho các tay đua và người yêu xe đạp.
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Liên kết hữu ích