SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Quảng Trị: Bắt giữ hàng nghìn kit test COVID-19 không hóa đơn, chứng từ

15:18, 01/04/2022
(SHTT) - Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị mới đây đã kịp thời phát hiện và bắt giữ gần 2.000 sản phẩm kit test nhanh COVID-19 không hóa đơn, chứng từ đang chờ vận chuyển đi tiêu thụ.

Cụ thể, vào ngày 31/3vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT Quảng Trị phối hợp với Đội Trinh sát đặc nhiệm Bộ đội Biên Phòng-Tiểu đoàn huấn luyện Cơ động Bộ đội Biên phòng Quảng Trị tiến hành khám đồ vật đối với 2 thùng carton, tại Km 74+200, Quốc Lộ 9, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

5423_test_d2_1

 

Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng địa phương đã phát hiện 1.975 bộ kit test Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua sử dụng, không hóa đơn chứng từ, không có số đăng ký lưu hành, không có giấy phép nhập khẩu, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam; tổng trị giá hàng hóa khoảng 160 triệu đồng.

Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ số lượng hàng hóa trên đang được tập kết để chờ vận chuyển đi tiêu thụ và chưa xác định được chủ sở hữu.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ và niêm phong toàn bộ số lượng hàng hóa trên để tiến hành xác minh làm rõ và xử lý theo quy định.

Hiện nay, do tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến vô cùng phúc tạp trên cả nước, do đó, nhu cầu tiêu thị các sản phẩm kit test COVID-19 vẫn còn ở mức cao. Lợi dụng điều đó, trong thời gian qua, đã có nhiều nhà thuốc thực hiện bán các loại thuốc điều trị Covid-19, kit test, máy đo SpO2 không rõ nguồn gốc nhằm trục lợi, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.

Theo Bộ Công an, hành vi bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử lý theo các quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 59 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Trường hợp phát hiện việc bán, lưu hành các loại vật tư phòng, chống Covid-19 (kit test, máy đo SpO2...) không rõ nguồn gốc hoặc giá quá cao người dân có thể báo cho các cơ quan có trách nhiệm xử lý những hành vi này như: Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra y tế ...

Đối với hành vi bán, lưu hành các loại vật tư phòng, chống Covid-19 không rõ nguồn gốc hoặc giá quá cao trong trường hợp cơ quan chức năng xác minh, thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ có thể bị xử lý hình sự như sau:

Thứ nhất, nếu hành vi buôn bán các loại vật tư phòng, chống Covid-19 (kit test, máy đo SpO2, thuốc điều trị Covid-19 ...) không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá hàng từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên thì người buôn bán sẽ vi phạm Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Thứ hai, nếu hành vi tàng trữ, vận chuyển các loại vật tư phòng, chống Covid-19 (kit test, máy đo SpO2, thuốc điều trị Covid-19...) không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá hàng từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên thì người tàng trữ, vận chuyển sẽ vi phạm Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Thứ ba, nếu hành vi buôn bán các loại vật tư phòng, chống Covid-19 (kit test, máy đo SpO2,...) không rõ nguồn gốc, xuất xứ có tài liệu chứng minh là hàng giả có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên thì người buôn bán sẽ vi phạm Tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Thứ tư, nếu hành vi buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ có tài liệu chứng minh là hàng giả thì người buôn bán sẽ vi phạm Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Thứ năm, nếu hành vi buôn bán các loại vật tư phòng, chống Covid-19 (kit test, máy đo SpO2, thuốc điều trị Covid-19 ...) qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa trái pháp luật có giá trị hàng từ 100.000.000 đồng trở lên thì người buôn bán sẽ vi phạm Tội buôn lậu quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Nam Định đã phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã kiện tập đoàn Trung Quốc, Inspur Group, cáo buộc rằng các sản phẩm của Inspur vi phạm năm bằng sáng chế của HPE liên quan đến công nghệ máy tính.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật Nhãn hiệu mới của Trung Quốc cho thấy cam kết của quốc gia này trong việc chống lại việc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.