SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Đức phát triển loại bẫy nano có khả năng vô hiệu hóa virus truyền nhiễm

15:35, 20/07/2021
(SHTT) - Trong nhiều năm gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật Munich (Đức) đã bắt đầu phát triển một loại 'bẫy' virus có khả năng vô hiệu hóa virus viêm gan B hoặc adenovirus hoặc dùng như một phương tiện vận chuyển thuốc vào điểm đích trong cơ thể.

Vi khuẩn có một quá trình trao đổi chất và tấn công chúng theo nhiều cách khác nhau. Mặt khác, virus không có quá trình chuyển hóa riêng, đó là lý do tại sao các loại thuốc kháng virus luôn nhắm được mục tiêu chống lại một enzyme cụ thể của virus đó. Nắm được điểm mấu chốt này, bắt đầu từ năm 2019, một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Kỹ thuật Munich tại Đức do Hendrik Dietz dẫn đầu đã phát triển một loại 'bẫy' có kích thước nano được tạo ra từ phương pháp DNA orgami - gấp đoạn DNA thành hình dạng hai chiều, ba chiều khác nhau.

Cấu trúc này giống như một lỗ rỗng với các phân tử có khả năng liên kết với virus gây bệnh bên trong, những chiếc 'bẫy' siêu nhỏ được tạo ra bởi nhóm nghiên cứu có thể tóm chặt các virus và vô hiệu hóa trước khi chúng có thể làm hại tới cơ thể.

Theo nhóm nghiên cứu, việc lựa chọn chính xác vị trí các điểm gấp và tìm ra kích thước bẫy để bắt các loại virus vốn có kích thước siêu nhỏ là yếu tố quan trọng.

"Việc xây dựng lỗ rỗng có cấu trúc chắc chắn và kích thước siêu nhỏ để khiến virus không thể chui ra khỏi bẫy là thách thức lớn với nhóm", Hendrik Dietz cho biết.

Bẫy được nhóm thiết kế theo hình icosahedron, tạo thành từ 20 bề mặt hình tam giác, bên trong rỗng để tạo không gian virus đi vào và mắc bẫy. Hendrik Dietz cho biết, bằng cách này, nhóm có thể thay đổi từng tấm hình tam giác nhỏ để phù hợp với từng loại virus. Virus có kích thước tối đa 180 tiểu đơn vị protein dễ dàng mắc bẫy.

Hollow-nano-objects-made-from-DNA-could-capture-viruses-and-render

 

Để ngăn các bẫy nano bị phân hủy trong cơ thể, nhóm thực hiện bước chiếu xạ vào các khối tam giác bằng tia UV và dùng polyethylene glycol và oligolysine xử lý bên ngoài. Kết quả thử nghiệm cho thấy, bẫy nano khi đưa vào huyết thanh chuột, có thể ổn định trong 24 giờ.

Hiện nhóm nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm trên chuột để đánh giá khả năng tiếp nhận. Ngoài dùng để tiêu diệt virus truyền nhiễm, bẫy này có thể sử dụng như một phương tiên vận chuyển kháng nguyên, thuốc vào cơ thể.

Thái An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Công ty xe điện Pega Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm xe máy điện mới Pega eSmart AI - sản phẩm được giới thiệu là "chiếc xe máy điện thông minh nhất hiện nay".
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc đã có thông báo về việc các nhà sản xuất Hyundai, Kia và hai nhà sản xuất ô tô khác sẽ triệu hồi hơn 200.000 xe ô tô do phát hiện linh kiện bị lỗi được sử dụng lắp đặt.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.