SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Doanh nghiệp khu vực miền Trung – Tây Nguyên kết nối tìm cơ hội trong thách thức

18:57, 11/04/2024
Kinh tế khu vực miền Trung – Tây Nguyên sau đại dịch Covid-19 chững lại và nhiều thách thức, số doanh nghiệp rút lui thị trường tăng. Kết nối doanh nghiệp nâng tầm thương hiệu, liên kết vùng, phát huy lợi thế cạnh tranh và “dựa” vào nhau phát triển thời điểm này là bức thiết.

VCCI Chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên vừa tổ chức Hội nghị Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2024 tại TP Đà Nẵng. Sự kiện nhằm thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp và kết nối với các cấp chính quyền khu vực miền Trung – Tây Nguyên, VCCI miền Trung – Tây Nguyên.

Thách thức và cơ hội

Tiến sĩ Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách – Tài chính – Tiền tệ Quốc gia - cho biết: “Dự báo kinh tế thế giới năm 2023 tiếp tục giảm đà tăng trưởng (+2,6% mức 3% năm 2022) có thể tăng khoảng 2,4 % năm 2024 (theo WB, UN); lạm phát (CPI) giảm từ 8,6% năm 2022 xuống còn 5% năm 2023 và 3,5% năm 2024. Lãi suất giảm, tiếp tục xu hướng chuyển đổi số và tăng trưởng xanh".

Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng, kinh tế thế giới tiềm ẩn 4 rủi ro, thách thức chính trong năm 2024: Xung đột chính trị phức tạp (gần đây là xung đột Biển Đỏ) và gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Lạm phát và lãi suất dù giảm nhưng còn cao, rủi ro nợ công và nợ tư vẫn cao.

Kinh tế thế giới vẫn trên đà phục hồi chậm lại ở một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Anh và Trung Quốc… kéo theo tăng trưởng toàn cầu thấp hơn 2023. Rủi ro an ninh năng lượng, an ninh lương thực hiện hữu, biến đổi khí hậu bất thường.

f0451e38d78f78d1219e

 Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV & Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách – Tài chính – Tiền tệ Quốc gia.

Dù có những khó khăn nhất định, chuyên gia Kinh tế trưởng vẫn đánh giá “trong nguy có cơ”, triển vọng và cơ hội với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp miền Trung – Tây Nguyên năm 2024.

Cơ hội đó chính là các động lực tăng trưởng năm 2024 như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ bán buôn – bán lẻ, kho bãi, lưu trú – ăn uống, du lịch,… phục hồi tốt hơn năm 2023 từ phía cung. Xuất khẩu, tiêu dùng tiếp đà phục hồi, đầu tư công, đầu tư tư nhân và thu hút FDI được đẩy mạnh. Cơ hội từ dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu, từ việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược từ tín hiệu phục hồi từ tháng 6/2023 đến nay khá rõ nét.

Nền tảng vĩ mô và quản trị rủi ro được tích lũy tốt lên, rủi ro tài khóa từ nợ công, nợ nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ của chính phủ ở mức trung bình, dư địa chính sách vẫn còn. Lạm phát tăng trong tầm kiểm soát, lãi suất giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, nợ xấu tăng trong tầm kiểm soát, thị trường chứng khoán tăng khá và bất động sản có dấu hiệu phục hồi.

DSC00924

 Doanh nghiệp khu vực miền Trung - Tây Nguyên được kết nối, hỗ trợ thúc đẩy hợp tác.

Đặc biệt, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.

Từ đây, ông Cấn Văn Lực cho rằng, giải pháp đối với doanh nghiệp lúc này chính là kiến nghị đúng, trúng, kiên trì về các chính sách hỗ trợ; cơ cấu lại hoạt động, kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá, nợ đáo hạn.

Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình, gói hỗ trợ nhất là các gói hỗ trợ tài khóa thuế - phí, tín dụng, cơ cấu lại nợ đồng thời đa dạng hóa nguồn vốn từ thị trường, đối tác, nguồn cung. Chủ động chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn, thực thi chiến lược chuyển đổi số gắn với bài toán đầu tư công nghệ, nhân sự số, dữ liệu và kiểm soát rủi ro. Thích ứng, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro… tận dụng cơ hội từ nâng cấp quan hệ Việt Nam với Mỹ, Nhật Bản, Úc.

Doanh nghiệp cần “dựa vào nhau” để phát triển

Ông Lê Minh Phúc – Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng - bày tỏ: “Năm 2023 – 2024, Đà Nẵng và các tỉnh thành đã có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 – tầm nhìn năm 2050. Đây là một khung pháp lý quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp nắm bắt được lợi thế cạnh tranh của địa phương, của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược dài hơn trong định hướng về phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường”.

Theo Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, Đà Nẵng xây dựng là trung tâm đổi mới sáng tạo. Cùng các tỉnh thành, Đà Nẵng tìm kiếm cực tăng trưởng mới, hướng đi mới dựa trên những sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để không chỉ phát triển trong quốc gia mà còn đi ra quốc tế. Khi hạ tầng về đường cao tốc, kết nối vùng với sân bay, cảng biển… dần hoàn thiện với sự thúc đẩy liên kết vùng của VCCI.

a7b2e386b632196c4023

 Các gian hàng trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp miền Trung - Tây Nguyên.

“Tôi mong VCCI sẽ tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn về những vấn đề doanh nghiệp hiện rất quan tâm như các bộ luật mới ra đời để doanh nghiệp, doanh nhân cập nhật hiểu được những cơ hội sắp tới là gì? Sự thay đổi công nghệ trên thế giới hiện nay, liên tục cập nhật, tái định vị, tái cấu trúc để điều hành hiệu quả”, ông Phúc nói.

Mang đến Đà Nẵng nhiều sản phẩm từ thủ công mỹ nghệ đến hàng gia dụng, thực phẩm… Hội doanh nhân nữ tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có những gian hàng trưng bày thu hút đông đảo doanh nghiệp quan tâm, kết nối.

Bà Đặng Thị Dương – Chủ tịch Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng Giám đốc công ty TNHH Volga Việt Nga - cho hay Hội nữ doanh nhân rất hào hứng, mong đợi để tham dự hội nghị lần này.

37b92bf1fd4652180b57

 Bà Đặng Thị Dương - Chủ tịch Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thừa Thiên Huế (Áo dài xanh từ bên trái sang) cùng các thành viên mang sản phẩm trưng bày, triển lãm tại Hội nghị.

“VCCI như một nhạc trưởng của dàn nhạc với những doanh nhân, hội, hiệp hội để kết nối với Đại sứ quán, tổ chức đào tạo cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nữ… đặc biệt sau đại dịch Covid. Để các doanh nghiệp miền Trung – Tây Nguyên ngày càng đi lên, theo tôi cần áp dụng cách sử dụng sản phẩm của hiệp hội, lan tỏa, cung cấp dẫn dắt nhau làm xuất khẩu để cùng phát triển”, bà Đặng Thị Dương nhấn mạnh.

Nói thêm về mong muốn liên kết vùng trong phát triển kinh doanh, bà Dương cho biết cảm thấy rất may mắn khi tại tỉnh Thừa Thiên Huế, doanh nghiệp được làm việc với một chính quyền phục vụ, hỗ trợ rất tốt. Tuy nhiên, bà Đặng Thị Dương bày tỏ trăn trở khi xung quanh vẫn còn thấy nhiều doanh nghiệp phải ì ạch, nỗ lực “nuôi quân” để giữ chân nhân sự đợi vượt giai đoạn khó khăn, vươn lên.

18f2667ef3ca5c9405db

 CEO Thêu May Đoan Trang (Bạch Đằng, TP Huế) mang bộ sưu tập Dáng ngọc trình diễn trong Hội nghị Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2024 tổ chức tại TP Đà Nẵng.

“Nếu quý doanh nghiệp, doanh nhân khu vực miền Trung – Tây Nguyên đến Huế chúng tôi sẽ chào đón và hỗ trợ từ nhà hàng, khách sạn, mua sắm với giá ưu đãi cho thành viên VCCI. Tôi mong VCCI sẽ là chỗ dựa tinh thần đoàn kết để doanh nhân khu vực miền Trung – Tây Nguyên cùng nhau sản xuất, cùng nhau tiêu thụ, trở thành đại lý, nhà phân phối. Chúng ta dựa vào nhau mà sống”, bà Dương nhắn nhủ.

Hỗ trợ doanh nghiệp miền Trung – Tây Nguyên

Ông Nguyễn Tiến Quang - Giám đốc VCCI Miền Trung – Tây Nguyên - chia sẻ: “Năm 2023 cũng là năm mạng lưới tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp, nhóm tư vấn về hội nhập, Mạng lưới tư vấn pháp luật lao động của đơn vị hoạt động hiệu quả. Chi nhánh tạo thuận lợi và cấp 11.200 bộ C/O cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn".

Năm 2023, VCCI phát triển 62 hội viên mới, thăm làm việc với 300 lãnh đạo doanh nghiệp nhằm nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh khó khăn, VCCI phối hợp với các địa phương triển khai các chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện chỉ số PCI, đặc biệt là công tác đánh giá, xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện thị DDCI cho 7/10 tỉnh, thành tại chi nhánh.

Nhiều khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh thông qua sử dụng bộ công cụ PCI/DDCI cho hàng trăm cán bộ các tỉnh: Quảng Nam, Đắk Nông và Kon Tum được triển khai bởi VCCI miền Trung – Tây Nguyên.

422fa3f7bc40131e4a51

 VCCI kết nạp hội viên mới là các doanh nghiệp đến từ các tỉnh thành trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Chi nhánh tham gia góp ý 25 dự thảo văn bản pháp luât theo đề nghị của các địa phương trong địa bàn phụ trách.

Về công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, trong năm 2023, VCCI miền Trung – Tây Nguyên tổ chức 84 khóa đào tạo, hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao năng lực quản trị, chuyên môn nghiệp vụ cho các Hiệp hội, doanh nghiệp. VCCI thực hiện 9 khảo sát doanh nghiệp nằm bắt các khó khăn và nhu cầu hỗ trợ của các cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời đề xuất với cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hòa Kỳ (USAID) chi nhánh hoàn thành Dự án Giải quyết ngập lụt đô thị thông qua sáng kiến cộng đồng và đa thành phần tại Việt Nam vào tháng 5 ở tỉnh Bình Định. Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, thông minh giai đoạn 2021 – 2025 được triển khai tại Đắk Nông.

VCCI Miền Trung – Tây Nguyên đón tiếp và làm việc cùng 11 đoàn khách quốc tế như Đại sứ New Zealand, đại sứ Nam Phi, Bộ trưởng Môi trường Séc, đoàn doanh nghiệp thành phố Yokohama, Nhật Bản. Chi nhánh tổ chức kết nối doanh nghiệp giữa doanh nghiệp miền Trung và doanh nghiệp bang Thuringia, Cộng hòa Liên Bang Đức và 2 phiên kết nối giữa doanh nghiệp miền Trung và doanh nghiệp Đức, Nhật Bản từ đó ghi nhận… những kết quả tích cực.

DSC01251

 VCCI trao tặng nhiều bằng khen cho các doanh nghiệp khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Phối hợp với tổ chức CESO (Canada) thực hiện chương trình khảo sát các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch khu vực miền Trung nhằm xây dựng những chương trình hỗ trợ phù hợp với thực trạng và nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trong ngành.

Thời gian tới, chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh liên kết vùng tăng cường hoạt động kết nối với các sở ngành tại các địa phương tổ chức hàng chục hội nghị, tập huấn chuyên sâu về các cam kết trong FTA thế hệ mới, RCEP nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nắm và hiểu rõ quy định, tiếp cận hiệu quả các cơ hội, thị trường lợi ích từ thương mại quốc tế.

Phát huy những kết quả đạt được, năm 2024, ông Nguyễn Tiến Quang cho biết: “VCCI miền Trung – Tây Nguyên dự kiến sẽ tập trung vào các nhóm hoạt động thúc đẩy việc cải thiện môi trường kinh doanh như tổ chức các Hội thảo cải thiện nâng cao chỉ số PCI, triển khai đánh giá DDCI cho 4 địa phương”.

Duy Lương

Tin khác

Tin tức 36 phút trước
(SHTT) - Dự án “Những bức chân dung từ lụa vụn” ra đời nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng để cải thiện điều kiện lao động cho những “nghệ nhân” đặc biệt – những người đứng sau các tác phẩm tranh lụa đầy ấn tượng của Vụn Art.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Thời gian tới, Hải quan Quảng Ninh tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Năm 2024, nhiều trường đại học tiếp tục cho phép thí sinh thực hiện quy đổi điểm IELTS trong tuyển sinh đầu vào. Tuy nhiên, mỗi trường đều có những quy định riêng, thí sinh cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi khi thực hiện xét tuyển.
Tin tức 20 giờ trước
Trong những năm gần đây lượng khác du lịch đổ về Thanh Hóa rất lớn, riêng 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay Thanh Hóa đã đón được khoảng 1,5 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt hàng ngàn tỉ đồng.
Tin tức 2 ngày trước
(SHTT) - Tỉnh Quảng Ninh đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.