SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

ĐHQG TP.HCM sẽ xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo vào năm 2023

11:17, 22/12/2022
Đó là nhận định được PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP.HCM - nêu lên tại tọa đàm "Kế hoạch xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn 2030".

Tại tọa đàm, các chuyên gia nhận định cần thiết phải xây dựng một trung tâm đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp quốc gia đóng góp vào hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo

Theo PGS.TS. Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP.HCM - chủ trương của Đảng và các chương trình hành động của Chính phủ đều tập trung vào ĐMST và có những đề án cụ thể hình thành trung tâm ĐMST. Đến thời điểm hiện nay, các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP.HCM vẫn chưa có một trung tâm ĐMST hay trung tâm khởi nghiệp ĐMST cấp quốc gia. Những điều này đặt ra trách nhiệm cho ĐHQG TP.HCM.

PGS.TS. Vũ Hải Quân cho rằng có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng Trung tâm ĐMST ĐHQG TP.HCM. 

Thứ nhất, trong dự phát triển ĐHQG TP.HCM do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ, ĐHQG TP.HCM có kế hoạch xây dựng trung tâm nghiên cứu tiên tiến và ĐMST với diện tích khoảng 45.000m2, theo kế hoạch sẽ khởi công vào năm 2023. Bên cạnh đó, với lợi thế về nguồn lực, ĐHQG TP.HCM có khoảng 80.000 sinh viên, 6.000 cán bộ giảng viên, 10.000 học viên sau đại học. 

Thứ hai, ĐHQG TP.HCM có nguồn lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Trong năm 2022, ĐHQG TP. HCM đã trở thành đơn vị vươn lên dẫn đầu cả nước về công bố nghiên cứu khoa học và các hoạt động liên quan khoa học. Ngoài tiềm lực về con người, tiềm lực khoa học công nghệ của ĐHQG TP.HCM cũng rất lớn.

Thứ ba, với lợi thế về vị trí, ĐHQG TP.HCM nằm trong TP Thủ Đức, đây là một trung tâm ĐMST tương tác cao ở phía Đông TP.HCM. Cùng với đó, 2/3 diện tích đất của ĐHQG TP.HCM đều thuộc địa phận TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Vì vậy, ĐHQG TP.HCM là nơi kết nối của TP.HCM Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh phía Nam.

Screenshot 2022-12-21 201933

 Các chuyên gia kiến nghị các giải pháp xây dựng Trung tâm ĐMST tại ĐHQG TP.HCM. 

Theo Giám đốc ĐHQG TP.HCM các điều kiện trên rất thuận lợi để phát triển Trung tâm ĐMST tại ĐHQG TP.HCM (Innovation Hub), đóng góp kết nối mạng lưới các các chuyên gia, các hệ sinh thái vùng Đông Nam bộ và TP.HCM. Đồng thời thúc đẩy các hoạt động ĐMST đạt đẳng cấp khu vực và thế giới, từ đó đóng góp hiệu quả cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội tại các địa phương.

Song song với những điều kiện thuận lợi, PGS.TS Vũ Hải Quân cũng nêu lên những thách thức như chưa có nguồn vốn, nguồn lực để đầu tư cho con người. 

Bên cạnh đó, việc hợp tác với doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả. Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng sinh viên, chưa có doanh nghiệp đặt các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại ĐHQG TP.HCM.

Thách thức về thể chế cũng là một trong những vấn đề cản trở sự hình thành doanh nghiệp trong trường đại học. "Nếu giảng viên trong ĐHQG TP.HCM thành lập các doanh nghiệp thì theo quy định quy định của pháp luật, người đứng đầu doanh nghiệp đại học không phải là giảng viên, công chức, viên chức -  điểm thắt về cơ chế này là rào cản rất lớn", PGS.TS Vũ Hải Quân nhấn mạnh. 

Đổi mới sáng tạo cần bước ra vùng an toàn

PGS.TS. Phạm Đình Anh Khôi - Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ, Trường Đại học Bách khoa - đưa ra đề xuất mô hình Trung tâm ĐMST ĐHQG TP.HCM có thể tham khảo các mô hình hiệu quả từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS), đại học MIT của Mỹ hoặc một số đại học ĐMST tại Châu Âu - các quốc gia dẫn đầu về ĐMST trên thế giới. 

"Mô hình Trung tâm ĐMST sẽ là bệ đỡ để hỗ trợ các giảng viên, sinh viên làm chủ doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ (spin-off) các doanh nghiệp start-up, chủ sở hữu các công trình nghiên cứu, hoạt động liên kết trong hệ sinh thái chung của vùng Đông Nam Bộ và quốc gia", PGS.TS. Phạm Đình Anh Khôi cho biết. 

Theo GS. Wong Poh Kam - Giáo sư Danh dự Đại học Quốc gia Singapore (NUS) - việc đầu tư và đổi mới sáng tạo thường đi kèm nhiều rủi ro. "Yếu tố rủi ro là điều không thể tránh khỏi, vì vậy cần chấp nhận làm thử để từ đó học được kinh nghiệm. Đó là tư duy trường đại học cần có, sẵn sàng chấp nhận thất bại chứ không thể chỉ chọn làm trong khuôn khổ an toàn", GS. Wong Poh Kam nhấn mạnh. 

GS. Wong Poh Kam cho biết trước đây nhiệm vụ của trường một đại học chỉ gồm các sứ mệnh truyền thống là giáo dục đào tạo và nghiên cứu. Sau đó sứ mệnh thứ ba nổi lên là đóng góp vào mục tiêu kinh tế xã hội, tác động đến xã hội; đại học phải gắn với công nghiệp, áp dụng ngay, mang tính thực nghiệm nhiều hơn, khuyến khích làm việc nhiều hơn với doanh nghiệp.

GS Kam

 GS. Wong Poh Kam - Giáo sư Danh dự Đại học Quốc gia Singapore (NUS) chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Trung tâm ĐMST của ĐHQG Singapore. 

Để làm được điều này, theo GS. Wong Poh Kam trường đại học phải có trung tâm khởi nghiệp, không thể phụ thuộc vào bên ngoài mà trường đại học phải có hệ thống riêng của mình, bản thân trường phải chủ động có phát kiến.

Ở Singapore có hơn 900 công ty khởi nghiệp được thành lập dẫn dắt bởi cựu sinh viên của NUS, các cựu sinh viên này sau đó quay trở lại để truyền lửa cho thế hệ tiếp theo. 

Các trường đại học muốn đào tạo ra những doanh nhân khởi nghiệp thì chính các giáo sư cũng cần có tư duy doanh nhân, khởi nghiệp và không ngại thất bại. Chỉ có làm được như vậy đại học mới có thể khẳng định vai trò của mình trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của quốc gia.

Song song đó, thời gian qua NUS cũng quan tâm thu hút nhân tài, đó là các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh được tạo điều kiện và sẵn sàng tham gia vào các dự án nghiên cứu và thương mại hóa, kinh doanh thành công. Đó là một cách để có được được nhân tài mà không mất nhiều thời gian chiêu mộ. 

Cũng theo GS. Wong Poh Kam muốn có được hệ sinh thái thực sự cho ĐMST thì yếu tố không thể thiếu là nguồn tài chính dồi dào, tạo cơ chế để nhà đầu tư đầu tư tham gia vào và quá trình thoái vốn cũng phải dễ dàng, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh.

Võ Liên

Tin khác

Tin tức 13 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 13 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.
Liên kết hữu ích