SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 04/05/2024
  • Click để copy

Cơ hội xuất khẩu thực phẩm chế biến của Việt Nam vào thị trường Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Phi

13:38, 01/03/2023
(SHTT) - Ngày 28/2/2023, Bộ Công Thương tổ chức “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 2/2023” với chủ đề cơ hội xuất khẩu thực phẩm chế biến vào thị trường Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Phi. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị.
1

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị

Phát biểu khai mạc, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho hay: Hội nghị giao ban với Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Công Thương tổ chức định kỳ hàng tháng đã ghi nhận những phản hồi tích cực cùng sự quan tâm của đông đảo hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các cơ quan thông tấn, báo chí.

Tiếp nối thành công của các kỳ hội nghị trước, Bộ Công Thương tổ chức “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 2/2023” với chủ đề “Cơ hội xuất khẩu thực phẩm chế biến vào thị trường châu Á – Thái Bình Dương và châu Phi”.

Với lợi thế phát triển nông nghiệp, các sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Rất nhiều ngành trong lĩnh vực này đã đóng góp hơn 1 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu hằng năm, đặc biệt một số ngành như thủy sản đã đóng góp hơn 10 tỷ USD. Có thể nói, với lợi thế về nguồn nguyên liệu hết sức dồi dào, ngành chế biến thực phẩm còn rất nhiều dư địa, tiềm năng để phát triển.

2

Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại 

Bên cạnh đó, dù có sức cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới nhưng các mặt hàng nông, lâm thủy sản của Việt Nam phần nhiều vẫn chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, qua đường tiểu ngạch và đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực ASEAN, châu Á hay của chính khách hàng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam là Trung Quốc.

Các thị trường nhập khẩu và tiêu thụ điều hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc… ngày càng gia tăng yêu cầu về tính bền vững đối với sản phẩm bao gồm các khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Những thay đổi hành vi tiêu dùng cũng ảnh hưởng trái chiều đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hiện đang rất ưu tiên các nguồn đạm thực vật thay thế cho nguồn đạm từ động vật, dẫn đến nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ.

“Đây rõ ràng là thách thức nhưng cũng nên nhìn nhận như cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm chế biến của Việt Nam nắm bắt và phát triển”- ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.

Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại cũng đề nghị: Hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò trong hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng xuất khẩu.

“Các Sở Công Thương, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất-nhập khẩu cần tận dụng các Hội nghị giao ban làm kênh trao đổi nhanh chóng, cụ thể nhu cầu hỗ trợ xúc tiến xuất nhập khẩu các mặt hàng tiềm năng và thế mạnh ra thị trường thế giới, kiến nghị đối với Bộ Công Thương và đặc biệt các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, hỗ trợ các ngành hàng làm tốt công tác thị trường, thực hiện xuất nhập khẩu hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển ngày càng vững mạnh của nền thương mại Việt Nam”- ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.

Đại diện cho khối hiệp hội, bà Nguyễn Thị Thu Liên- Trưởng Ban kết nối, Trưởng văn phòng đại diện Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch tại Hà Nội - cũng bày tỏ mong muốn: Bộ Công Thương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên hiệp hội tham gia các hội chợ lớn ở nước ngoài giúp quảng bá rộng rãi hơn sản phẩm và thương hiệu nông sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam; được kết nối với thương vụ ở các quốc gia và các vùng thị trường, mục tiêu cụ thể là thị trường Nhật Bản.

Bà Nguyễn Thị Thu Liên cũng đề xuất: Thương vụ chia sẻ quy định của nước sở tại về các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, yêu cầu về bao bì… Để hiệp hội phân tích, rút ra thông tin thị trường cho hội viên.

Cũng tại hội nghị, đại diện các Thương vụ Việt Nam tại Australia, Algeria, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản đã thông tin về những diễn biến mới nhất ở thị trường sở tại cũng như các chính sách, quy định thay đổi trong thời gian gần đây đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến.

Tin khác

Kinh tế 11 giờ trước
(SHTT) - Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6 tại TPHCM, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu “hạt tiêu” trong hơn 20 năm qua. Mặc dù giá tiêu liên tục tăng, tuy nhiên giá mặt hàng này của nước ta lại xếp chót bảng so với các nước xuất khẩu trên thế giới.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Startup nền tảng giáo dục trực tuyến Vuihoc vừa lọt top 3 trong bảng xếp hạng “ngôi sao đang lên” của Edtech thế giới năm 2024 do tạp chí TIME (Mỹ) và hãng nghiên cứu thị trường Statista thực hiện...
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 4/2024 ước đạt 520 triệu USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 4 tháng qua, xuất khẩu ngành hàng này mang về 1,804 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - VPBank là ngân hàng đầu tiên trên thị trường triển khai chương trình tài trợ trọn gói cho vay vốn thuê/mua bất động sản khu công nghiệp, cụm công nghiệp (BĐS KCN, CCN) với lãi suất chỉ từ 0,6%/tháng và chấp nhận tài sản đảm bảo là hợp đồng thuê/mua BĐS.