SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Chân dung nữ tiến sĩ Việt Nam đầu tiên nhận bằng sáng chế của Mỹ

16:15, 03/05/2020
(SHTT) - Với niềm đam mê công nghệ thông tin, nữ tiến sĩ Dương Thị Thùy Vân đã nhận được nhiều giải thưởng khoa học trong và ngoài nước. Chị cũng là nữ tiến sĩ Việt Nam đầu tiên nhận bằng sáng chế của Mỹ.

 Niềm đam mê đặc biệt với công nghệ

Năm 2000, chị Dương Thị Thùy Vân đăng ký thi vào ngành công nghệ thông tin (CNTT) của Học viện Bưu chính Viễn thông cơ sở phía Nam. Vừa học sư phạm, vừa học “lén” ngành CNTT nhưng sau một học kỳ, Dương Thị Thùy Vân xin bảo lưu kết quả học ngành sư phạm toán để quyết tâm theo học ngành CNTT vì môn học này thật sự làm chị thích thú. Gặp phải sự phản đối của gia đình, bạn bè khi cho rằng con gái mấy ai học ngành của phái mạnh, chị đã mất một thời gian dài để thuyết phục bằng những kết quả học tập xuất sắc. Năm 2004, chị được công ty phần mềm nổi tiếng TMA Solution mời về làm mà không cần hồ sơ xin việc hay phỏng vấn. Sau đó, chị lại trúng tuyển cao học ngành CNTT tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM).

Năm 2010, Dương Thị Thùy Vân tiếp tục học nghiên cứu sinh và hoàn thành luận án tiến sĩ ngành công nghệ thông tin vào năm 2015. 

ts

 Chân dung nữ tiến sĩ Việt Nam đầu tiên nhận bằng sáng chế của Mỹ

Nhận bằng sáng chế của Mỹ

Chuyên ngành mà chị theo đuổi là các giải pháp về phần mềm, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo. Khi bảo vệ luận án tiến sĩ, chị đã có 8 bài báo quốc tế trên các tạp chí ISI và Scopus, một kết quả ít ai ngờ tới đối với nữ nghiên cứu sinh trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam. Chỉ sau một năm bảo vệ thành công luận án, TS. Dương Thị Thùy Vân mạnh dạn đăng ký đề tài “Hệ thống điều hòa không khí thông minh” ở Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ (USPTO).

Năm 2016, USPTO đã công nhận bằng sáng chế cho đề tài này của chị vì rất hữu ích nếu áp dụng trong điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với bệnh nhân hay từng người trong cùng phòng, do mỗi người có cơ địa khác nhau, phù hợp với một nhiệt độ nhất định. Đề tài này cũng hữu ích khi nuôi trồng các loại nông sản trong cùng một hệ thống nhà thông minh vì mỗi loại cây cũng cần một điều kiện nhiệt độ, môi trường và chế độ dinh dưỡng khác nhau.

Chia sẻ về sự thành công của mình, TS Dương Thị Thùy Vân bộc bạch: “Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học không có giới hạn hay ràng buộc nào để phân biệt ngành này dành cho nam hay ngành kia dành cho nữ. Nếu có đam mê thì ắt sẽ thành công. Cũng giống như bao phụ nữ khác, tôi cũng gặp những khó khăn trong quản lý thời gian hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn thì bù lại cũng có những thuận lợi. Chẳng hạn như lĩnh vực phần mềm mà tôi theo đuổi, phụ nữ có những lợi thế hơn nam về sự tỉ mỉ, cẩn thận nên dễ phát hiện các lỗi khi viết lập trình”.

Hải Lâm

Tin khác

Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Shimano - công ty nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất các bộ phận xe đạp đã tiết lộ một phát minh đột phá. Bằng sáng chế mới cho thấy Shimano đang phát triển một bộ truyền động không dây hoàn toàn mới mang lại hiệu suất tối đa cho các tay đua và người yêu xe đạp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ đã chính thức cấp cho Apple tổng cộng 46 bằng sáng chế. Nổi bật nhất trong số đó là sản phẩm kính thông minh.