SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Bát nháo thị trường "thần dược" Ama Kông

10:05, 18/06/2019
(SHTT) - Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt những vụ thuốc Amakong có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã bị phát hiện, thu giữ.

Thuốc Ama Kông là một đặc sản của núi rừng Tây Nguyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ thận tráng dương. Phương thuốc này do Vua săn voi Ama Kông chế tác, tìm kiếm trong quá trình đi rừng của ông. Sau khi qua đời, công thức phương thuốc này được truyền lại cho người con trai Khăm Phết Lào, là người duy nhất sở hữu loại thuốc này trên thị trường hiện nay. 

Tuy nhiên, do lợi nhuận mang lại nên một số kẻ đã bất chấp làm giả loại thuốc này bỏ mối cho các cơ sở kinh doanh để kiếm lời. Do vậy, người dân và du khách mỗi khi đến Tây Nguyên nên thận trọng khi mua sản phẩm Ama Kông, cần chọn đúng địa chỉ cũng như nguồn gốc của loại thuốc này để tránh bị nhầm lẫn.

Liên tiếp thu giữ thuốc Amakong có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk mới đây đã phát hiện lượng lớn hàng hóa Amakong có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu vị thuốc gia truyền Amakong đã được bảo hộ theo quy định.

Cụ thể, ngày 14/6, tiến hành kiểm tra 2 cửa hàng bán đồ thủ công, mỹ nghệ trên đường Hai Bà Trưng và Phan Bội Châu (TP Buôn Ma Thuột), Đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 Đắk Lắk đã phát hiện và thu giữ hàng trăm kg thang thuốc Amakong có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ theo quy định. Các vị thuốc này đã được sơ chế và đóng gói thành phẩm. Một số sản phẩm còn được gắn tem chống hàng giả của đơn vị sản xuất. 

thuoc amakong gia

 Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện số lượng lớn thuốc amakong giả mạo nhãn hiệu trên thị trường

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh chưa xuất trình được bất cứ loại giấy tờ gì để chứng minh về chất lượng, nhãn hiệu hình ảnh, hàng hóa, nguồn gốc hợp pháp của số hàng hóa này. Tại cơ sở kinh doanh trên đường Hai Bà Trưng, đoàn kiểm tra còn phát hiện và thu giữ thêm 150kg các vị thuốc được làm từ chuối hột, chè dây Cao Bằng và chè vằng, trên bao bì sản phẩm không có địa chỉ nơi sản xuất, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Hiện toàn bộ số hàng hóa trên đã bị tạm giữ để tiếp tục xác minh, làm rõ theo quy định của pháp luật.

Trước đó, Sở hữu trí tuệ đưa tin, vào ngày 7/3, tại xã Krông Ana, huyện Buôn Đôn, Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra 2 gia đình làm và bán những thang thuốc có hiệu Ama Kông.

Tại gia đình bà Nguyễn Thị Thiết ở Buôn Ea Ma và gia đình ông Phạm Văn Khoái ở buôn Tría A, tổ công tác đã thu giữ số lượng lớn nguyên liệu và hàng thành phẩm không rõ nguồn gốc. Hàng loạt gói ni lông với bao bì ghi là Thuốc Ama Kông chính hiệu, có công dụng bổ thận, tráng dương… nhưng bên trong chứa những thân, rễ, vỏ, lá cây rừng mà chủ nhân không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì để chứng minh về chất lượng hay nhãn hiệu hình ảnh, hàng hóa, nguồn gốc hợp pháp.

Theo đại tá Phạm Châu, Trưởng Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh), hiện nay, thuốc gia truyền Ama Kông chính hiệu chỉ được sản xuất và bán tại cơ sở Khăm Phết Lào (buôn Ko Tam, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột), không có đại lý hay điểm bán nào lẻ khác. Những năm qua, phương thuốc gia truyền chính hiệu Ama Kông của ông Khăm Phết Lào đã được các cơ quan chức năng như: Sở Y tế, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an… cấp phép, giấy chứng nhận, tem, nhãn là hàng hóa sản phẩm chất lượng…

Trước đó, theo thông tin được đăng tải trên Công an nhân dân, vào năm 2017, Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk cũng đã tiêu hủy gần 200kg thuốc Ama Kông giả. Đoàn kiểm tra liên ngành nhận được tin báo về việc 2 cơ sở kinh doanh gồm: Cửa hàng lưu niệm Nghĩa Hưng (số 50 Phan Bội Châu) do bà Bùi Thị Minh Thi làm chủ và cơ sở kinh doanh ẩm thực Phong Vũ (187A Mai Hắc Đế, TP Buôn Ma Thuột) do ông Đặng Minh Tâm làm chủ đang bán thuốc Ama Kông với giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ nên đã tiến hành kiểm tra.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn liên ngành đã thu giữ tại cửa hàng lưu niệm Nghĩa Hưng 90kg và cơ sở kinh doanh ẩm thực Phong Vũ hơn 70kg thuốc Ama Kông bày bán với giá 20.000 đồng/0,5kg. Cũng tại thời điểm kiểm tra, các chủ cơ sở đã không xuất trình được giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ của lô thuốc trên.

Minh Châu

Tin khác

Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.