SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 05/05/2024
  • Click để copy

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng mạnh nhưng nhiều rủi ro

09:17, 10/12/2015
Việc Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cá tra Việt Nam là một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp và nông dân trong bối cảnh xuất khẩu sang một số thị trường lớn đều sụt giảm. Nhưng đằng sau sự tăng trưởng này lại có nhiều ý kiến tỏ ra e ngại về những rủi ro vẫn thường thấy trong thương mại với Trung Quốc.

Số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy trong 10 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cá tra vào Mỹ đạt 260,7 triệu đô la Mỹ, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2014; vào EU đạt 246 triệu đô la Mỹ, giảm 15%; xuất khẩu sang ASEAN, Mexico và Brazil cũng lần lượt giảm 1,9%, 10% và 44,5% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, xuất khẩu sang Trung Quốc lại có mức tăng trưởng khá mạnh, có những tháng tăng đột biến. Chẳng hạn, trong tháng 1-2015, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng đến 95,2% so với cùng kỳ năm 2014; các tháng 8, 9 và 10-2015 cũng lần lượt đạt mức tăng 29,6%, 55% và 81,7% so với cùng kỳ.

Ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius), cho biết nếu như năm 2014, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 3-3,5% tỷ trọng toàn ngành, thì 10 tháng đầu năm 2015 ước chiếm đến 10%, và “dự báo cả năm nay Trung Quốc có thể chiếm khoảng 11-12% thị phần xuất khẩu cá tra của Việt Nam”.

Tuy nhiên, đi đôi với việc tăng trưởng nhanh chóng ở thị trường này, một số người trong cuộc lại tỏ ra e ngại về những rủi ro, thay vì vui mừng đón nhận.

Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Cafatex (Hậu Giang), cho rằng Trung Quốc vẫn chưa mở cửa thị trường cho cá tra Việt Nam, cho nên xuất khẩu sang quốc gia này bằng đường biển phải chịu thuế 13% và chịu kiểm soát sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Còn xuất bằng đường bộ, tức xuất tiểu ngạch, thì không phải chịu thuế cũng như bị kiểm tra, nhưng phải chấp nhận chung chi cho phía Trung Quốc 1.500 đô la Mỹ cho mỗi chuyến hàng.

“Cho nên nếu đối tác bị bắt, nó mất tiền thì mình cũng mất luôn bởi mình bán thiếu cho họ”, ông Kịch cho biết.

Theo ông Kịch, Trung Quốc là thị trường rất lớn, rất hấp dẫn, nhưng khả năng tăng lượng cá tra xuất khẩu lên là không có, ngoại trừ qua đường biên mậu thôi. Nhưng doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu rủi ro rất lớn khi hải quan Trung Quốc “siết”, vì hàng hóa sẽ ứ đọng, thậm chí mất tiền nếu bạn hàng bị bắt”, ông cho biết.

Một thông tin đáng lo khác, ông Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Phó chủ tịch VASEP, dẫn một thông tin không chính thức cho rằng cá tra Việt Nam sau khi xuất khẩu sang Trung Quốc đã được thương nhân nước này xuất sang một nước khác với nhãn hiệu của Trung Quốc, trong khi đó cá nheo ở Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam và xuất đi với nhãn hiệu của Việt Nam.

Trong khi đó, trong một bản tin được đăng tải trên website của VASEP cho biết: “Nếu Trung Quốc nhập khẩu một số sản phẩm cá thịt trắng như cá Cod đông lạnh (HS 030471) để xuất khẩu sang Mỹ, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Canada… cá Aslaka Pollock (HS 030475) xuất khẩu đi Đức, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Ba Lan… và xuất khẩu cá rô phi phile đông lạnh (HS 030461) sang Mỹ, Mexico, Israel, Nga… thì gần 100% khách hàng Trung Quốc nhập khẩu cá tra phục vụ cho tiêu thụ tại thị trường nội địa”.

Ông Võ Hùng Dũng của VN Pangasius, cho rằng chưa nghe thông tin cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc được bán sang nước khác với nhãn hiệu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, nếu Trung Quốc tái xuất cá da trơn mua từ Việt Nam thì cũng là chuyện bình thường, vì Trung Quốc là một nước vừa nhập khẩu thủy sản, vừa xuất khẩu thủy sản tương tự như Việt Nam.

“Ví dụ, chúng ta không có đủ nguồn tôm nguyên liệu, nên phải nhập tôm của các nước khác về rồi chế biến xuất khẩu, thì cái chuyện đó là bình thường trong thương mại quốc tế”, ông cho biết.

Tin khác

Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6 tại TPHCM, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu “hạt tiêu” trong hơn 20 năm qua. Mặc dù giá tiêu liên tục tăng, tuy nhiên giá mặt hàng này của nước ta lại xếp chót bảng so với các nước xuất khẩu trên thế giới.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 4/2024 ước đạt 520 triệu USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 4 tháng qua, xuất khẩu ngành hàng này mang về 1,804 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện chỉ đạo của Cục QLTT tỉnh, thời gian qua, các phòng chuyên môn, Đội QLTT các địa phương đã sớm xây dựng kế hoạch kiểm soát thị trường; chủ động phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15 giờ chiều nay (2/5), giá xăng tăng nhẹ. Mỗi lít xăng RON95 tăng 40 đồng, giá bán lên mức gần 25.000 đồng/lít.