SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 06/05/2024
  • Click để copy

Việt Nam kêu gọi sớm bàn Quy tắc Biển Đông

16:13, 26/10/2012
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng việc bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) sớm được ASEAN và Trung Quốc đưa ra đàm phán sẽ mang lại những tiến triển tích cực.

"Thời gian qua, ASEAN đã và đang tiếp tục thúc đẩy việc tham vấn chính thức giữa ASEAN và Trung Quốc để xây dựng bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC)", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói trong buổi họp báo thường kỳ hôm qua.

Hiện tại, ASEAN đã hoàn tất tài liệu cơ sở về các thành tố chính của COC và đã được các bộ trưởng ngoại giao ASEAN thông qua hồi tháng 7 tại Campuchia. Indonesia mới đây đã đưa ra đề nghị với nội dung cụ thể và chi tiết hơn các thành tố nêu trên, ông Nghị cho biết.

"Việt Nam mong muốn ASEAN và Trung Quốc có thể sớm khởi động đàm phán chính thức về COC, góp phần đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực nói chung, Biển Đông nói riêng", ông Nghị nhấn mạnh.

Indonesia thời gian qua tích cực tìm kiếm và đã đề xuất được một bản dự thảo cho bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông, trước khi lần lượt chuyển dự thảo nghị quyết này tới ngoại trưởng của các nước thành viên ASEAN tại cuộc gặp hôm 27/9, bên lề phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York. Tiến triển về bộ quy tắc này được kỳ vọng sẽ có trước cuộc họp thượng đỉnh của các lãnh đạo Đông Á tại Campuchia vào tháng 11.

Theo Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, tình hình tại Biển Đông là phức tạp, nhưng các nước có liên quan, gồm cả Trung Quốc, đều hiểu rằng mất sẽ nhiều hơn được nếu xung đột xảy ra. "Có một sự thừa nhận rằng các nước trong khu vực này đã thịnh vượng và phát triển chính bởi vì có những điều kiện ổn định cũng như thuận lợi", AP dẫn lời ông Natalegawa nói tại New York tháng trước.

Tại Biển Đông, Trung Quốc cùng các nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Indonesia không phải là một nước có liên quan trực tiếp trong tranh chấp tại Biển Đông. Tuy nhiên, là một quốc đảo rộng lớn, quốc gia này có vai trò quan trọng với sự ổn định của khu vực. Sau sự kiện ASEAN lần đầu tiên sau 45 năm không thể ra tuyên bố chung tại hội nghị ngoại trưởng ở Campuchia hồi tháng 7, chính Ngoại trưởng Natelagawa đã có những chuyến ngoại giao con thoi và thu được thành công với việc ASEAN sau đó ra được nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông. 

Tin khác

Tin tức 3 ngày trước
(SHTT) - Gần đây, một giáo viên trung học ở Mỹ đã bị bắt vì sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo giọng nói của hiệu trưởng, tạo ra nội dung phát ngôn xúc phạm học sinh và đồng nghiệp. Những phát ngôn này sau đó được lan truyền rộng rãi và gây ra phản ứng tiêu cực trong cộng đồng.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Hàng trăm y tá từ khắp California đã mặc áo sơ mi đỏ và cầm biển hiệu ghi “Hãy tin tưởng y tá, không phải AI” biểu tình bên ngoài Trung tâm Y tế San Francisco của Kaiser Permanente để phản đối việc hệ thống bệnh viện lớn sử dụng trí tuệ nhân tạo để chăm sóc cho các bệnh nhân.
Tin tức 1 tuần trước
(SHTT) - Viện Phát triển và Quản lý quốc tế (IMD) phối hợp Tổ chức Thành phố Thông minh bền vững thế giới (WeGO) tháng 4/2024 đã công bố bảng xếp hạng các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024. Trong đó, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 97.