SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Vì sao 213 container bỗng nhiên " mất tích ở Cát Lái?

14:00, 07/08/2017
(SHTT) - Điều đặc biệt là qua xác minh của phía Hải Quan, thì 56 doanh nghiệp có 213 container nêu trên đều đã không còn hoạt động hoặc không có trụ sở tại địa chỉ đã đăng ký.
hq

 Hàng cấm được Hải quan bắt giữ tại cảng Cát Lái (Ảnh HQ)

Cục cảnh sát tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46, Bộ Công an) hôm 1/8 khởi tố vụ án, điều tra dấu hiệu buôn lậu trong việc 213 container tại cảng Cát Lái (TP HCM) "mất tích".

Theo thông tin ban đầu của vụ việc, từ công tác kiểm tra nắm bắt tình hình, Tổng cục Hải quan đã phát hiện vào giữa năm 2015 có 213 container của 56 doanh nghiệp vận chuyển quá cảnh qua cảng Cát Lái – Tp. HCM  (cửa khẩu nơi đi) để trung chuyển bằng đường bộ, sau đó xuất đi Campuchia (cửa khẩu nơi đến). Tuy nhiên, số container trên đã được doanh nghiệp vận chuyển khỏi cảng Cát Lái nhưng lại không đưa đến cửa khẩu xuất theo như quy định.

Điều đặc biệt là qua xác minh của phía Hải Quan, thì 56 doanh nghiệp có 213 container nêu trên đều đã không còn hoạt động hoặc không có trụ sở tại địa chỉ đã đăng ký.

Liên quan đến vụ khởi tố vụ án mất tích 213 container tại cảng Cát Lái, quận 2, TP.HCM, ngày 31/7, các điều tra viên C46 - Bộ Công an phối hợp với các đơn vị liên quan đã tiến hành kiểm tra một trong những container vẫn chưa kịp biến mất khỏi cảng Cát Lái.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện, bên trong chiếc container 40 feet này là hàng hóa điện tử đã qua sử dụng như máy giặt, máy lạnh, thùng loa được nhập từ Nhật. Những mặt hàng này thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu.

Cũng liên quan đến vụ việc này, Tổng cục Hải quan xác định ngoài nguyên nhân một số công chức thừa hành tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I - Cục Hải quan TPHCM chưa thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ (cập nhật thông tin, theo dõi tình trạng vận chuyển hàng hoá; truy tìm hàng khi đã quá thời hạn đăng ký mà chưa có thông tin xác nhận hàng đã đến đích...) còn có những nguyên nhân rất quan trọng như đối tượng đã lợi dụng các yếu tố thuận lợi trong khâu cấp phép đăng ký kinh doanh và quản lý sau cấp phép để hoạt động buôn lậu.

Tổng Cục hải quan đã chỉ đạo xem xét, xử lý kỷ luật hàng loạt công chức có hành vi sai phạm. Nghi vấn số container đã được thẩm lậu tại Việt Nam, Hải quan đã phối hợp Bộ Công an, Công an TP HCM để điều tra làm rõ.

Ngọc Anh (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.